Tiền Giang huy động hơn 222 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn

Bê-tông hóa đường giao thông liên ấp tại xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang). Ảnh: TẤN LÊ

Bê-tông hóa đường giao thông liên ấp tại xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang). Ảnh: TẤN LÊ

Năm 2014, tỉnh Tiền Giang sẽ huy động hơn 222,5 tỷ đồng thi công 300 công trình giao thông nông thôn với tổng chiều dài hơn 224 km. Trong đó 112,5 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, hơn 30 tỷ đồng do nhân dân đóng góp, còn lại là huy động từ các nguồn khác.


Trước mắt, tỉnh Tiền Giang tập trung hỗ trợ 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới hoàn thành tiêu chí phát triển giao thông nông thôn trong năm 2014, giúp các xã này sớm hoàn thành 100% tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã duyệt. Đối với các xã còn lại, tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã,thành phố khẩn trương rà soát, kiểm tra lập kế hoạch thực hiện cho từng công trình cụ thể, có biện pháp huy động các nguồn vốn để tổ chức thi công đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đối với sản xuất và đời sống.

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã huy động các nguồn vốn làm giao thông nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" thông qua phong trào "xóa cầu khỉ nông thôn". Tại 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới đã có hàng trăm hộ dân hiến đất làm đường, tạo diện mạo nông thôn mới, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2013, Tiền Giang đã huy động gần 120 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn, hoàn thành đưa vào sử dụng 312 công trình giao thông nông thôn có tổng chiều dài 195 km.

Năm 2014, Tổng công ty May 10 (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) phấn đấu đạt doanh thu 2.015 tỷ đồng,

tạo việc làm cho gần 10 nghìn cán bộ, công nhân viên với thu nhập bình quân 5,8 triệu đồng/người/tháng.

Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sản phẩm vét-tông. Ảnh: ĐĂNG KHOA

*Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt chủ trương về công tác này, như luân chuyển, điều động, phân công, bố trí cán bộ. Theo đó, tỉnh đã luân chuyển, bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương ở tất cả tám huyện, thành phố và phấn đấu đến năm 2015, cả hai chức danh bí thư và chủ tịch cấp huyện đều không phải là người địa phương. Mặt khác, để nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo quản lý, Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành và thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử diện Tỉnh ủy quản lý. Theo đó, cán bộ được tuyển chọn phải qua ba nội dung, đó là lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị cán bộ, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu nơi cán bộ đó công tác; thi viết về quản lý nhà nước và công tác xây dựng Đảng; bảo vệ chương trình hành động tại hội nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy. Qua các kỳ thi, Tỉnh ủy đã chọn được 15 trong tổng số 35 cán bộ dự tuyển để bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử. Năm 2013, tỉnh cũng đã tổ chức các kỳ thi tuyển ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã với gần bốn nghìn thí sinh dự thi để tuyển chọn 730 chỉ tiêu.

PV và TTXVN
Nguồn nhandan.org.vn