Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Tánh Linh (Bình Thuận) đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở những thành quả đó, huyện đang tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn xung quanh vấn đề này, ông Đoàn Ngọc Thánh, Chủ tịch UBND huyện cho biết:

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Tánh Linh đã đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách từ 15 triệu đồng (năm 1983) lên trên 100 tỷ đồng (năm 2012). Hệ thống trường lớp, trạm y tế được đầu tư khang trang, sạch, đẹp. 100% số xã có lưới điện quốc gia và 97% số hộ được sử dụng điện. Hệ thống nước sạch sinh hoạt đã được đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số vùng khó khăn. Các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn được nhựa hóa và bê - tông hóa. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 

Song song với việc nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, từ các nguồn kinh phí, huyện cũng đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, với những mô hình như: sản xuất giống lúa xác nhận, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, 2 lúa + 1 bắp (ngô),… Các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa; trồng, chăm sóc điều, cao su,… đã góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế sâu bệnh gây hại, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Ngoài ra, để làm phong phú thêm nguồn giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, hàng năm, UBND huyện đều có chương trình hợp tác với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm tính thích nghi của các giống lúa mới để đưa vào cơ cấu giống của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 3.000ha đến năm 2015, từ năm 2010, UBND huyện đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân trong vùng quy hoạch về giá giống lúa xác nhận và tập huấn kỹ thuật cho nông dân áp dụng theo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao.

Sau ba năm triển khai chương trình XDNTM, Tánh Linh đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?

Theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-UBND về phát động phong trào thi đua yêu nước với chủ đề: “Chung sức, chung lòng XDNTM”, UBND huyện đã thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành từ cấp huyện, xã, thôn, cử cán bộ đi tập huấn về công tác XDNTM. Đến nay, 13/13 xã ở Tánh Linh đã tổ chức xong lễ phát động phong trào thi đua chung sức chung lòng XDNTM. Nhiều xã hoàn thành tiêu chí làm giao thông nông thôn trong kế hoạch năm 2012.

Điều đáng ghi nhận trong phong trào là người dân rất nhiệt tình ủng hộ, tham gia đóng góp công sức, tiền của để cùng chính quyền xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, các xã đã làm xong và đưa vào sử dụng 20,41/25,8km đường giao thông xã, liên xã, giao thông nông thôn với kinh phí 16,6 tỷ đồng, trong đó kinh phí nhân dân đóng góp 3,738 tỷ đồng. Huy động nhân dân nạo vét kênh mương thủy lợi do xã quản lý 12,6km, kinh phí 169 triệu đồng. Làm mới 6 cầu, trị giá 2,34 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 200 triệu đồng. Huyện đã triển khai sản xuất 1.000ha lúa chất lượng cao, ngân sách hỗ trợ 30%, nhân dân đóng góp 70%. Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm với kinh phí 495 triệu đồng/25 dự án, giải quyết việc làm cho trên 50 lao động, đào tạo nghề cho 338 lao động nông thôn, xây dựng 148 căn nhà cho hộ nghèo… Toàn huyện có 67 trường phổ thông, mẫu giáo, trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc gia, 13 trung tâm học tập cộng đồng; 13/13 trạm y tế có bác sỹ, nữ hộ sinh, các thôn bản đều có nhân viên y tế.

Để thực hiện tốt chương trình XDNTM, qua các đợt giao ban, huyện đã phân loại 2 nhóm tiêu chí: Nhóm 1 là các tiêu chí “nhẹ” không cần Nhà nước hỗ trợ kinh phí như tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở dân cư, tỷ lệ hộ dùng điện, vận động người dân tham gia các chương trình bảo hiểm, thành lập các tổ liên doanh liên kết…Với nhóm này, chính quyền tổ chức vận động để người dân tự làm và ưu tiên phải làm ngay để hoàn thành trước. Nhóm 2 là các tiêu chí “nặng” như xây dựng chợ, điện, trường, y tế, khu văn hóa thể thao, quy hoạch… Nhóm này sẽ làm theo lộ trình bởi phụ thuộc nhiều vào ngân sách Nhà nước. Nhờ nhận định rõ ràng các tiêu chí nhẹ làm trước để dễ hoàn thành và tạo sự phấn khởi, ủng hộ trong dân nên cuộc vận động XDNTM ở Tánh Linh đang đi đúng hướng và được sự đồng thuận cao. Đến nay, xã điểm Nghị Đức đã đạt 14/19 tiêu chí; Bắc Ruộng đạt 8/19 tiêu chí; 6 xã được chọn thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3-6 tiêu chí; 5 xã còn lại đạt từ 3 - 5 tiêu chí.

Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, huyện sẽ tập trung vào những giải pháp nào, thưa ông?

Chúng tôi sẽ lựa chọn các dự án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, ưu tiên triển khai thực hiện, tạo nguồn thu mới cho ngân sách. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất - kinh doanh. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng trên địa bàn. Triển khai công tác quy hoạch và lập các dự án đầu tư, chuẩn bị đủ điều kiện để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình XDNTM, kiên cố hóa kênh mương…

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; coi trọng công tác tuyển dụng, đưa đi đào tạo, nhất là đối với cán bộ thuộc ngành y tế, giáo dục. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ quản lý và kinh doanh giỏi về làm việc tại huyện. Ưu tiên phát triển các dự án tạo việc làm, các dự án thu hút nhiều lao động, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới trong mọi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trên địa bàn, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng nuôi trồng thủy sản để cung cấp cho thị trường những sản phẩm an toàn.

Lập đề án đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn. Tích cực triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển một số mô hình mẫu trồng cao su, ca cao, chăn nuôi,… theo quy mô trang trại đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh; tăng nhanh khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, giữ vững thị trường truyền thống, tích cực xâm nhập thị trường mới. Đảm bảo cho sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương được lưu thông thông suốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, tăng thu nhập cho người sản xuất. Cung cấp kịp thời thông tin thị trường trong và ngoài nước, nhằm định hướng cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp, gắn sản xuất với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ đến khắp các vùng nông thôn, tăng nhanh mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nội địa. Phát triển nhiều thành phần kinh tế, đảm bảo cho kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các công trình xã hội. Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển. Trong đó, trọng tâm trước mắt là cải cách thủ tục hành chính, cải cách lề lối làm việc, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và công khai minh bạch các thủ tục hành chính. Phát hiện và đề xuất với cấp trên sửa đổi những thủ tục hành chính không phù hợp với thực tiễn...

Xin chân thành cảm ơn ông!

Đào Nguyên (thực hiện)Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Tánh Linh đã đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách từ 15 triệu đồng (năm 1983) lên trên 100 tỷ đồng (năm 2012). Hệ thống trường lớp, trạm y tế được đầu tư khang trang, sạch, đẹp. 100% số xã có lưới điện quốc gia và 97% số hộ được sử dụng điện. Hệ thống nước sạch sinh hoạt đã được đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số vùng khó khăn. Các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn được nhựa hóa và bê - tông hóa. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 


Song song với việc nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, từ các nguồn kinh phí, huyện cũng đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, với những mô hình như: sản xuất giống lúa xác nhận, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, 2 lúa + 1 bắp (ngô),… Các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa; trồng, chăm sóc điều, cao su,… đã góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế sâu bệnh gây hại, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Ngoài ra, để làm phong phú thêm nguồn giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, hàng năm, UBND huyện đều có chương trình hợp tác với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm tính thích nghi của các giống lúa mới để đưa vào cơ cấu giống của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 3.000ha đến năm 2015, từ năm 2010, UBND huyện đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân trong vùng quy hoạch về giá giống lúa xác nhận và tập huấn kỹ thuật cho nông dân áp dụng theo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao.

Sau ba năm triển khai chương trình XDNTM, Tánh Linh đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?

Theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-UBND về phát động phong trào thi đua yêu nước với chủ đề: “Chung sức, chung lòng XDNTM”, UBND huyện đã thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành từ cấp huyện, xã, thôn, cử cán bộ đi tập huấn về công tác XDNTM. Đến nay, 13/13 xã ở Tánh Linh đã tổ chức xong lễ phát động phong trào thi đua chung sức chung lòng XDNTM. Nhiều xã hoàn thành tiêu chí làm giao thông nông thôn trong kế hoạch năm 2012.

Điều đáng ghi nhận trong phong trào là người dân rất nhiệt tình ủng hộ, tham gia đóng góp công sức, tiền của để cùng chính quyền xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, các xã đã làm xong và đưa vào sử dụng 20,41/25,8km đường giao thông xã, liên xã, giao thông nông thôn với kinh phí 16,6 tỷ đồng, trong đó kinh phí nhân dân đóng góp 3,738 tỷ đồng. Huy động nhân dân nạo vét kênh mương thủy lợi do xã quản lý 12,6km, kinh phí 169 triệu đồng. Làm mới 6 cầu, trị giá 2,34 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 200 triệu đồng. Huyện đã triển khai sản xuất 1.000ha lúa chất lượng cao, ngân sách hỗ trợ 30%, nhân dân đóng góp 70%. Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm với kinh phí 495 triệu đồng/25 dự án, giải quyết việc làm cho trên 50 lao động, đào tạo nghề cho 338 lao động nông thôn, xây dựng 148 căn nhà cho hộ nghèo… Toàn huyện có 67 trường phổ thông, mẫu giáo, trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc gia, 13 trung tâm học tập cộng đồng; 13/13 trạm y tế có bác sỹ, nữ hộ sinh, các thôn bản đều có nhân viên y tế.

Để thực hiện tốt chương trình XDNTM, qua các đợt giao ban, huyện đã phân loại 2 nhóm tiêu chí: Nhóm 1 là các tiêu chí “nhẹ” không cần Nhà nước hỗ trợ kinh phí như tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở dân cư, tỷ lệ hộ dùng điện, vận động người dân tham gia các chương trình bảo hiểm, thành lập các tổ liên doanh liên kết…Với nhóm này, chính quyền tổ chức vận động để người dân tự làm và ưu tiên phải làm ngay để hoàn thành trước. Nhóm 2 là các tiêu chí “nặng” như xây dựng chợ, điện, trường, y tế, khu văn hóa thể thao, quy hoạch… Nhóm này sẽ làm theo lộ trình bởi phụ thuộc nhiều vào ngân sách Nhà nước. Nhờ nhận định rõ ràng các tiêu chí nhẹ làm trước để dễ hoàn thành và tạo sự phấn khởi, ủng hộ trong dân nên cuộc vận động XDNTM ở Tánh Linh đang đi đúng hướng và được sự đồng thuận cao. Đến nay, xã điểm Nghị Đức đã đạt 14/19 tiêu chí; Bắc Ruộng đạt 8/19 tiêu chí; 6 xã được chọn thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3-6 tiêu chí; 5 xã còn lại đạt từ 3 - 5 tiêu chí.

Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, huyện sẽ tập trung vào những giải pháp nào, thưa ông?

Chúng tôi sẽ lựa chọn các dự án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, ưu tiên triển khai thực hiện, tạo nguồn thu mới cho ngân sách. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất - kinh doanh. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng trên địa bàn. Triển khai công tác quy hoạch và lập các dự án đầu tư, chuẩn bị đủ điều kiện để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình XDNTM, kiên cố hóa kênh mương…

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; coi trọng công tác tuyển dụng, đưa đi đào tạo, nhất là đối với cán bộ thuộc ngành y tế, giáo dục. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ quản lý và kinh doanh giỏi về làm việc tại huyện. Ưu tiên phát triển các dự án tạo việc làm, các dự án thu hút nhiều lao động, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới trong mọi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trên địa bàn, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng nuôi trồng thủy sản để cung cấp cho thị trường những sản phẩm an toàn.

Lập đề án đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn. Tích cực triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển một số mô hình mẫu trồng cao su, ca cao, chăn nuôi,… theo quy mô trang trại đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh; tăng nhanh khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, giữ vững thị trường truyền thống, tích cực xâm nhập thị trường mới. Đảm bảo cho sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương được lưu thông thông suốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, tăng thu nhập cho người sản xuất. Cung cấp kịp thời thông tin thị trường trong và ngoài nước, nhằm định hướng cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp, gắn sản xuất với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ đến khắp các vùng nông thôn, tăng nhanh mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nội địa. Phát triển nhiều thành phần kinh tế, đảm bảo cho kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các công trình xã hội. Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển. Trong đó, trọng tâm trước mắt là cải cách thủ tục hành chính, cải cách lề lối làm việc, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và công khai minh bạch các thủ tục hành chính. Phát hiện và đề xuất với cấp trên sửa đổi những thủ tục hành chính không phù hợp với thực tiễn...

Xin chân thành cảm ơn ông!

Đào Nguyên (thực hiện) 
Nguồn:kinhtenongnghiep.com.vn