Trao thêm quyền cho người dân
- Thứ sáu - 16/05/2014 23:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đường làng, ngõ xóm được xây mới, Nhà nước cấp xi măng, nhân dân bỏ công sức… kể cả giao thông nội đồng, thuỷ lợi cũng được thay đổi rõ rệt.
Nhiều tiêu chí được hoàn thành như thuỷ lợi, độ bao phủ mạng lưới điện, chợ, nước sạch, trường học...
Theo tôi, để chương trình này được triển khai sâu, rộng, thực chất hơn nữa, cần phải phát huy hơn nữa dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của quần chúng. Muốn như thế, đảng viên, cán bộ phải gương mẫu đi trước, tất cả mọi hoạt động phải minh bạch, công khai. Đây là việc ích nước lợi nhà, cần minh bạch.
Phải giao quyền cho người dân tham gia thi công, giám sát công trình, quản lý công trình, từ công trình xây dựng cơ bản đến công tác quy hoạch… người dân hoàn toàn có thể tham gia. Phong trào nông thôn mới rất cần sự chung tay của đô thị, của công nghiệp, của cả nước với nông thôn, nhất là tập trung phát triển thị trường để sản phẩm nông sản có đường ra.
Như phong trào làng mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc, được cả nhà nước và người dân hăng hái tham gia thành một phong trào thi đua, sôi nổi, không phải theo tiêu chí bên ngoài vào mà đo lường căn cứ vào xuất phát điểm của mỗi làng. Bắt đầu từ đâu cũng được và khoảng cách đi càng xa với nơi xuất phát thì được coi là địa phương làm tốt nhất chứ không phải đặt ra mốc để đạt được trước là phát triển tốt nhất.
Đặt vấn đề như thế thì không có mục đích cuối cùng, luôn luôn phát triển, dù anh giàu hay nghèo thì vẫn đo được những người cố gắng nhất. Đặt mục tiêu như trên đáp ứng được sự đa dạng của đất nước mà không bị vướng mắc vào một khuôn mẫu, tiêu chí cứng nào cả. Mục tiêu là biến người nông dân từ bị động sang chủ động, từ riêng rẽ sang hợp tác, từ ỷ lại sang sáng tạo...
Tôi nghĩ, chủ thể của nông thôn chính là nông dân, là thay đổi tâm lý, thay đổi con người, cách sống của nông dân, chính là tác động vào chủ thể của sự phát triển.
Còn các nơi khác như Nhật Bản, Bắc Ireland, họ xác định xây dựng NTM gắn với phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển nông thôn mới của họ là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là điện, đường,... về nông thôn, sau đó đưa nhà máy, doanh nghiệp về nông thôn, giải quyết được việc làm theo cách “ly nông bất ly hương”, nâng cao thu nhập, thay đổi trình độ tập quán, tiến hành công nghiệp hoá ngay tại nông thôn... đây là 2 bài học rất quan trọng trong xây dựng NTM mà Việt Nam có thể tham khảo.
Theo tôi, để chương trình này được triển khai sâu, rộng, thực chất hơn nữa, cần phải phát huy hơn nữa dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của quần chúng. Muốn như thế, đảng viên, cán bộ phải gương mẫu đi trước, tất cả mọi hoạt động phải minh bạch, công khai. Đây là việc ích nước lợi nhà, cần minh bạch.
Phải giao quyền cho người dân tham gia thi công, giám sát công trình, quản lý công trình, từ công trình xây dựng cơ bản đến công tác quy hoạch… người dân hoàn toàn có thể tham gia. Phong trào nông thôn mới rất cần sự chung tay của đô thị, của công nghiệp, của cả nước với nông thôn, nhất là tập trung phát triển thị trường để sản phẩm nông sản có đường ra.
Như phong trào làng mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc, được cả nhà nước và người dân hăng hái tham gia thành một phong trào thi đua, sôi nổi, không phải theo tiêu chí bên ngoài vào mà đo lường căn cứ vào xuất phát điểm của mỗi làng. Bắt đầu từ đâu cũng được và khoảng cách đi càng xa với nơi xuất phát thì được coi là địa phương làm tốt nhất chứ không phải đặt ra mốc để đạt được trước là phát triển tốt nhất.
Đặt vấn đề như thế thì không có mục đích cuối cùng, luôn luôn phát triển, dù anh giàu hay nghèo thì vẫn đo được những người cố gắng nhất. Đặt mục tiêu như trên đáp ứng được sự đa dạng của đất nước mà không bị vướng mắc vào một khuôn mẫu, tiêu chí cứng nào cả. Mục tiêu là biến người nông dân từ bị động sang chủ động, từ riêng rẽ sang hợp tác, từ ỷ lại sang sáng tạo...
Tôi nghĩ, chủ thể của nông thôn chính là nông dân, là thay đổi tâm lý, thay đổi con người, cách sống của nông dân, chính là tác động vào chủ thể của sự phát triển.
Còn các nơi khác như Nhật Bản, Bắc Ireland, họ xác định xây dựng NTM gắn với phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển nông thôn mới của họ là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là điện, đường,... về nông thôn, sau đó đưa nhà máy, doanh nghiệp về nông thôn, giải quyết được việc làm theo cách “ly nông bất ly hương”, nâng cao thu nhập, thay đổi trình độ tập quán, tiến hành công nghiệp hoá ngay tại nông thôn... đây là 2 bài học rất quan trọng trong xây dựng NTM mà Việt Nam có thể tham khảo.
TS Đặng Kim Sơn
Nguồn: danviet.vn
Nguồn: danviet.vn