Trên 1,2 triệu hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn
- Thứ năm - 12/03/2015 21:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 12/3, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố để đánh giá kết quả 12 năm hoạt động chính sách tín dụng cho vay trên địa bàn.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội Nguyễn Kim Phụng, cho biết, thực hiện chương trình tín dụng chính sách trong 12 năm qua, trên địa bàn thành phố có tổng doanh số cho vay trên 14.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm sau đều cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm đạt 1.171 tỷ đồng.
Trong 12 năm qua, đã có 1,24 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn từ ngân hàng này. Trong đó, có 515.000 lượt hộ nghèo, với mức dự nợ bình quân 18,5 triệu đồng/hộ, góp phần giúp cho 160.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho 430.000 lao động; 138.0000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây dựng trên 7.200 ngôi nhà cho hộ nghèo.
Riêng năm 2014, Chi nhánh Hà Nội đã cho vay 120.000 lượt hộ, trong đó: 17.000 hộ nghèo; 30.000 hộ cận nghèo; 32.000 hộ vay vốn sản xuất… góp phần trang trải chi phí học tập cho 11.000 lượt sinh viên; tạo việc làm mới cho 30.000 lao động; hỗ trợ, cải tạo trên 60.000 công trình nước sạch, vệ sinh; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,66% cuối năm 2013 xuống còn 1,91 vào cuối năm 2014.
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 tăng trưởng mỗi năm khoảng 8-10%, riêng năm nay tăng 8%.
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đánh giá cao kết quả mà Hà Nội đạt được, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, việc giảm nghèo còn chưa vững chắc, bình quân cho vay 18,5 triệu đồng/hộ là chưa cao, chưa đủ để người dân đầu tư sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, dựa trên những chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ vừa giao Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương tăng trưởng 6,5%, tương ứng với 7.000 tỷ đồng, Hà Nội là một trong những địa phương cần đi đầu trong cung ứng nguồn vốn ngân sách sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các đối tượng trên địa bàn được vay vốn hỗ trợ nhiều hơn nữa.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian qua ngoài việc cho vay, thành phố đã dành hàng nghìn tỷ đồng ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng tạo động lực cho vùng nông thôn phát triển.
Nhiều xã được đầu tư gấp hàng chục lần so với cách đây 5 năm và thành phố đã có 121 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đề nghị các cấp và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Hà Nội cần đa dạng hóa các giải pháp huy động tín dụng để đảm bảo nguồn cho vay; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục tiếp cận vốn một cách thuận lợi.
Khi người dân đã có nguồn vốn, chính quyền địa phương, các hội đoàn thể cần hỗ trợ công sức, tư vấn kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm để nông dân sản xuất hiệu quả từ đồng vốn vay./.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội Nguyễn Kim Phụng, cho biết, thực hiện chương trình tín dụng chính sách trong 12 năm qua, trên địa bàn thành phố có tổng doanh số cho vay trên 14.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm sau đều cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm đạt 1.171 tỷ đồng.
Trong 12 năm qua, đã có 1,24 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn từ ngân hàng này. Trong đó, có 515.000 lượt hộ nghèo, với mức dự nợ bình quân 18,5 triệu đồng/hộ, góp phần giúp cho 160.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho 430.000 lao động; 138.0000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây dựng trên 7.200 ngôi nhà cho hộ nghèo.
Riêng năm 2014, Chi nhánh Hà Nội đã cho vay 120.000 lượt hộ, trong đó: 17.000 hộ nghèo; 30.000 hộ cận nghèo; 32.000 hộ vay vốn sản xuất… góp phần trang trải chi phí học tập cho 11.000 lượt sinh viên; tạo việc làm mới cho 30.000 lao động; hỗ trợ, cải tạo trên 60.000 công trình nước sạch, vệ sinh; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,66% cuối năm 2013 xuống còn 1,91 vào cuối năm 2014.
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 tăng trưởng mỗi năm khoảng 8-10%, riêng năm nay tăng 8%.
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đánh giá cao kết quả mà Hà Nội đạt được, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, việc giảm nghèo còn chưa vững chắc, bình quân cho vay 18,5 triệu đồng/hộ là chưa cao, chưa đủ để người dân đầu tư sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, dựa trên những chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ vừa giao Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương tăng trưởng 6,5%, tương ứng với 7.000 tỷ đồng, Hà Nội là một trong những địa phương cần đi đầu trong cung ứng nguồn vốn ngân sách sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các đối tượng trên địa bàn được vay vốn hỗ trợ nhiều hơn nữa.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian qua ngoài việc cho vay, thành phố đã dành hàng nghìn tỷ đồng ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng tạo động lực cho vùng nông thôn phát triển.
Nhiều xã được đầu tư gấp hàng chục lần so với cách đây 5 năm và thành phố đã có 121 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đề nghị các cấp và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Hà Nội cần đa dạng hóa các giải pháp huy động tín dụng để đảm bảo nguồn cho vay; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục tiếp cận vốn một cách thuận lợi.
Khi người dân đã có nguồn vốn, chính quyền địa phương, các hội đoàn thể cần hỗ trợ công sức, tư vấn kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm để nông dân sản xuất hiệu quả từ đồng vốn vay./.
theo TTXVN