Triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản: Không thể nóng vội
- Thứ ba - 17/03/2015 22:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản được xem là chính sách toàn diện phát triển thủy sản trong đó ưu tiên phát triển đội tàu đánh cá vỏ sắt xa bờ hướng đến một ngành khai thác hải sản chuyên nghiệp, bền vững.
Để hiểu rõ hơn về quá trình triển khai Nghị định, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám.
- Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 15/8/2014 được xem là chính sách toàn diện phát triển ngành thủy sản. Đã qua 6 tháng triển khai, xin Thứ trưởng cho biết kết quả bước đầu thực hiện Nghị định?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25/8/2014 với năm nhóm chính sách hỗ trợ gồm chính sách đầu tư; chính sách tín dụng; chính sách bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.
Để triển khai đồng bộ, có hiệu quả Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành tám Thông tư hướng dẫn chi tiết đối với từng chính sách; các văn bản hướng dẫn thực hiện như phân bổ, hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới theo nghề và theo vùng biển; thiết kế và công bố 21 mẫu thiết kế tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn; công bố 143 cơ sở đóng tàu đủ điều kiện; công bố các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm tàu cá và thuyền viên; tổ chức các đoàn công tác liên ngành đến làm việc với địa phương và kịp thời tổng hợp, báo cáo và giải đáp một số khó khăn, vướng mắc của địa phương gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ đã tham mưu tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị định do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì tại thành phố Nha Trang ngày 22/8/2014; ngay sau Hội nghị toàn quốc, các địa phương đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức Hội nghị triển khai tại địa phương, thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc, xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Nghị định tại địa phương mình; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân liên quan và ngư dân. Tổng hợp, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện tham gia thực hiện Nghị định.
Đến nay, sau hơn năm tháng triển khai thực hiện Nghị định, đã có 13 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá với 389 tàu cá đóng mới, 56 tàu nâng cấp; trong đó số tàu đóng mới theo công suất từ 400CV đến dưới 800CV là 177 chiếc; từ 800CV đến dưới 1.000CV là 191 chiếc và từ 1.000CV trở lên là 21 chiếc; phân theo nghề câu 87 chiếc, rê 59 chiếc, vây 131 chiếc, chụp 64 chiếc, dịch vụ hậu cần 48 chiếc; phân theo vật liệu vỏ thép 163 chiếc, composite 30 chiếc, gỗ 196 chiếc; 233 chủ tàu vay vốn lưu động
Hiện đã có 10 hợp đồng tín dụng được ký kết giữa các ngân hàng thương mại và các chủ tàu cá với tổng số tiền trên 127 tỷ đồng, trong đó Bình Định bốn chiếc; Thừa Thiên-Huế hai chiếc; Quảng Ngãi hai chiếc, Khánh Hòa một chiếc và Bà Rịa-Vũng Tàu một chiếc.
Các địa phương còn lại đang tiếp tục đẩy mạnh việc phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện tham gia các chính sách được quy định tại Nghị định.
Như vậy, có thể nói sau hơn sáu tháng triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định bước đầu, đã bám sát được mục tiêu của chính sách và đúng đối tượng; các địa phương đã tiến hành triển khai chặt chẽ, chưa phát hiện được tình trạng lợi dụng các chính sách được ban hành.
- Qua thực tế triển khai tại địa phương, có ý kiến cho rằng có sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định. Xin thứ trưởng cho biết nguyên nhân của sự chậm trễ này.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Trước hết phải khẳng định là không có sự chậm trễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành. Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 có hiệu lực từ ngày 25/8/2014, đây là một Nghị định đưa ra các chính sách hỗ trợ ngư dân và ngành thủy sản để phát triển một cách toàn diện và có thời gian xây dựng nhanh nhất từ trước đến nay (bắt đầu từ ngày 15/4/2014); cùng với việc xây dựng nội dung Nghị định, các Bộ, Ngành liên quan đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định; khi Nghị định có hiệu lực (ngày 25/8/2014) thì đã có tám Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành đã được ban hành và có hiệu lực cùng ngày, qua đó cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định.
Đây là lần đầu tiên khi một Nghị định có hiệu lực thi hành thì đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, ý kiến cho rằng có sự chậm chễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu triển khai thực hiện Nghị định, các địa phương và bà con ngư dân cần có thời gian để nghiên cứu, tiếp cận các quy định nên còn lúng túng về trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định và trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền giải quyết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương quan tâm và triển khai đồng bộ các nhóm chính sách đã được ban hành theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, nhất là một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho chủ tàu và ngư dân cần được ưu tiên tập trung làm trước, tránh tình trạng một số địa phương chỉ tập trung vào triển khai thực hiện chính sách tín dụng đóng mới tàu cá trong khi các chính sách rất cần thiết khác như vay vốn lưu động cho từng chuyến biển, bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên, đầu tư, hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm chưa được quan tâm đúng mực.
- Ý kiến ngư dân cho rằng các mẫu tàu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành chưa phù hợp với các nghề đánh bắt đặc thù của ngư dân từng vùng miền, dẫn tới ngư dân không lựa chọn được mẫu tàu để hoàn thiện dự án vay vốn. Xin Thứ trưởng cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Thực hiện điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về việc đặt hàng thiết kế mẫu một số mẫu tàu vỏ thép, khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; phê duyệt và công bố các thiết kế mẫu tàu đã được lựa chọn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép.
Các thiết kế mẫu này được thực hiện theo đúng quy trình thiết kế tàu cá và được Hội đồng tư vấn thẩm định của Bộ gồm các chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm về thiết kế kỹ thuật vỏ tàu cá, máy tàu, nhiệt lạnh, trang thiết bị khai thác thẩm định; các thiết kế mẫu này đã được Bộ tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý thủy sản địa phương và ngư dân của bốn vùng đại diện cho bốn ngư trường khai thác chính của cả nước là: khu vực phía Bắc, khu vực Miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để ngư dân góp ý cho các thiết kế mẫu để phù hợp với đặc trưng của từng nghề và từng ngư trường khai thác, ban hành mẫu thiết kế sơ bộ gửi các địa phương, đăng trên website của Tổng cục Thủy sản để xin ý kiến trước khi công bố chính thức các mẫu thiết kế.
Tuy nhiên, theo một số ý kiến phản ảnh thì các thiết kết mẫu này còn có nội dung chưa phù hợp với kinh nghiệm hoạt động nghề cá của một số ngư dân như việc bố trí các khoang cá, các trang thiết bị khai thác, bảo quản sản phẩm; trong trường hợp này, tại điểm b khoản 2, Điều 9, Thông tư số 25/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trách nhiệm của chủ tàu “Trong quá trình tàu cá được đóng mới hoặc ngay khi đặt đóng mới tàu cá, chủ tàu có quyền yêu cầu đơn vị thiết kế mẫu tàu cá điều chỉnh thiết kế so với thiết kế mẫu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng và an toàn của con tàu. Chủ tàu có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thiết kế tàu cá điều chỉnh thiết kế.”
Xin lưu ý đây là thiết kế mẫu, chứ không phải thiết kế chi tiết cho từng con tàu cụ thể, vì vậy khi đóng một con tàu cụ thể chủ tàu và cơ sở đóng tàu xem xét để lựa chọn mẫu phù hợp để thiết kế chi tiết, hoàn toàn có quyền điều chỉnh thiết kế, nếu sự điều chỉnh thiết kế sai khác mẫu đến mức ảnh hưởng đến tính năng và an toàn của con tàu phải do cơ quan đăng kiểm phê duyệt.
Mặt khác, theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 mới quy định thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép, còn mẫu tàu cá vỏ gỗ, vật liệu mới chưa quy định theo đề nghị của ngư dân và các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ghi nhận để tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
- Vẫn biết mỗi chính sách của Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ, đặc biệt là Nghị định 67/2014/NĐ-CP có sự kế thừa, rút kinh nghiệm của Chương trình đánh bắt xa bờ trước kia. Thứ trưởng cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có giải pháp thúc đẩy gì để chính sách thực sự đi vào cuộc sống?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Khi xây dựng các chính sách trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 và các văn bản hướng dẫn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã cân nhắc rất kỹ để đảm bảo đạt được mục đích, đúng đối tượng, tránh bị lợi dụng chính sách.
Các địa phương cũng đã triển khai rất tích cực, tuy nhiên đây là chính sách lớn, có nhiều ưu đãi, phải triển khai theo đúng trình tự thủ tục không thể nóng vội; một số địa phương thận trọng làm điểm rút kinh nghiệm để tổ chức đại trà là cần thiết.
Sang năm 2015, tôi tin rằng tiến độ triển khai sẽ được đẩy nhanh hơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với với các Bộ ngành Trung ương đã tổ chức kiểm tra việc triển khai và trực tiếp trao đổi tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các địa phương; Bộ đang tích cực tham mưu cho Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương để đánh giá 6 tháng triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.
- Xin cám ơn Thứ trưởng!
Để hiểu rõ hơn về quá trình triển khai Nghị định, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám.
- Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 15/8/2014 được xem là chính sách toàn diện phát triển ngành thủy sản. Đã qua 6 tháng triển khai, xin Thứ trưởng cho biết kết quả bước đầu thực hiện Nghị định?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25/8/2014 với năm nhóm chính sách hỗ trợ gồm chính sách đầu tư; chính sách tín dụng; chính sách bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.
Để triển khai đồng bộ, có hiệu quả Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành tám Thông tư hướng dẫn chi tiết đối với từng chính sách; các văn bản hướng dẫn thực hiện như phân bổ, hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới theo nghề và theo vùng biển; thiết kế và công bố 21 mẫu thiết kế tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn; công bố 143 cơ sở đóng tàu đủ điều kiện; công bố các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm tàu cá và thuyền viên; tổ chức các đoàn công tác liên ngành đến làm việc với địa phương và kịp thời tổng hợp, báo cáo và giải đáp một số khó khăn, vướng mắc của địa phương gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ đã tham mưu tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị định do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì tại thành phố Nha Trang ngày 22/8/2014; ngay sau Hội nghị toàn quốc, các địa phương đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức Hội nghị triển khai tại địa phương, thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc, xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Nghị định tại địa phương mình; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân liên quan và ngư dân. Tổng hợp, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện tham gia thực hiện Nghị định.
Đến nay, sau hơn năm tháng triển khai thực hiện Nghị định, đã có 13 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá với 389 tàu cá đóng mới, 56 tàu nâng cấp; trong đó số tàu đóng mới theo công suất từ 400CV đến dưới 800CV là 177 chiếc; từ 800CV đến dưới 1.000CV là 191 chiếc và từ 1.000CV trở lên là 21 chiếc; phân theo nghề câu 87 chiếc, rê 59 chiếc, vây 131 chiếc, chụp 64 chiếc, dịch vụ hậu cần 48 chiếc; phân theo vật liệu vỏ thép 163 chiếc, composite 30 chiếc, gỗ 196 chiếc; 233 chủ tàu vay vốn lưu động
Hiện đã có 10 hợp đồng tín dụng được ký kết giữa các ngân hàng thương mại và các chủ tàu cá với tổng số tiền trên 127 tỷ đồng, trong đó Bình Định bốn chiếc; Thừa Thiên-Huế hai chiếc; Quảng Ngãi hai chiếc, Khánh Hòa một chiếc và Bà Rịa-Vũng Tàu một chiếc.
Các địa phương còn lại đang tiếp tục đẩy mạnh việc phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện tham gia các chính sách được quy định tại Nghị định.
Như vậy, có thể nói sau hơn sáu tháng triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định bước đầu, đã bám sát được mục tiêu của chính sách và đúng đối tượng; các địa phương đã tiến hành triển khai chặt chẽ, chưa phát hiện được tình trạng lợi dụng các chính sách được ban hành.
- Qua thực tế triển khai tại địa phương, có ý kiến cho rằng có sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định. Xin thứ trưởng cho biết nguyên nhân của sự chậm trễ này.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Trước hết phải khẳng định là không có sự chậm trễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành. Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 có hiệu lực từ ngày 25/8/2014, đây là một Nghị định đưa ra các chính sách hỗ trợ ngư dân và ngành thủy sản để phát triển một cách toàn diện và có thời gian xây dựng nhanh nhất từ trước đến nay (bắt đầu từ ngày 15/4/2014); cùng với việc xây dựng nội dung Nghị định, các Bộ, Ngành liên quan đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định; khi Nghị định có hiệu lực (ngày 25/8/2014) thì đã có tám Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành đã được ban hành và có hiệu lực cùng ngày, qua đó cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định.
Đây là lần đầu tiên khi một Nghị định có hiệu lực thi hành thì đã có đầy đủ các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, ý kiến cho rằng có sự chậm chễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu triển khai thực hiện Nghị định, các địa phương và bà con ngư dân cần có thời gian để nghiên cứu, tiếp cận các quy định nên còn lúng túng về trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định và trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền giải quyết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương quan tâm và triển khai đồng bộ các nhóm chính sách đã được ban hành theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, nhất là một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho chủ tàu và ngư dân cần được ưu tiên tập trung làm trước, tránh tình trạng một số địa phương chỉ tập trung vào triển khai thực hiện chính sách tín dụng đóng mới tàu cá trong khi các chính sách rất cần thiết khác như vay vốn lưu động cho từng chuyến biển, bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên, đầu tư, hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm chưa được quan tâm đúng mực.
- Ý kiến ngư dân cho rằng các mẫu tàu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành chưa phù hợp với các nghề đánh bắt đặc thù của ngư dân từng vùng miền, dẫn tới ngư dân không lựa chọn được mẫu tàu để hoàn thiện dự án vay vốn. Xin Thứ trưởng cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Thực hiện điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về việc đặt hàng thiết kế mẫu một số mẫu tàu vỏ thép, khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; phê duyệt và công bố các thiết kế mẫu tàu đã được lựa chọn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép.
Các thiết kế mẫu này được thực hiện theo đúng quy trình thiết kế tàu cá và được Hội đồng tư vấn thẩm định của Bộ gồm các chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm về thiết kế kỹ thuật vỏ tàu cá, máy tàu, nhiệt lạnh, trang thiết bị khai thác thẩm định; các thiết kế mẫu này đã được Bộ tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý thủy sản địa phương và ngư dân của bốn vùng đại diện cho bốn ngư trường khai thác chính của cả nước là: khu vực phía Bắc, khu vực Miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để ngư dân góp ý cho các thiết kế mẫu để phù hợp với đặc trưng của từng nghề và từng ngư trường khai thác, ban hành mẫu thiết kế sơ bộ gửi các địa phương, đăng trên website của Tổng cục Thủy sản để xin ý kiến trước khi công bố chính thức các mẫu thiết kế.
Tuy nhiên, theo một số ý kiến phản ảnh thì các thiết kết mẫu này còn có nội dung chưa phù hợp với kinh nghiệm hoạt động nghề cá của một số ngư dân như việc bố trí các khoang cá, các trang thiết bị khai thác, bảo quản sản phẩm; trong trường hợp này, tại điểm b khoản 2, Điều 9, Thông tư số 25/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trách nhiệm của chủ tàu “Trong quá trình tàu cá được đóng mới hoặc ngay khi đặt đóng mới tàu cá, chủ tàu có quyền yêu cầu đơn vị thiết kế mẫu tàu cá điều chỉnh thiết kế so với thiết kế mẫu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng và an toàn của con tàu. Chủ tàu có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thiết kế tàu cá điều chỉnh thiết kế.”
Xin lưu ý đây là thiết kế mẫu, chứ không phải thiết kế chi tiết cho từng con tàu cụ thể, vì vậy khi đóng một con tàu cụ thể chủ tàu và cơ sở đóng tàu xem xét để lựa chọn mẫu phù hợp để thiết kế chi tiết, hoàn toàn có quyền điều chỉnh thiết kế, nếu sự điều chỉnh thiết kế sai khác mẫu đến mức ảnh hưởng đến tính năng và an toàn của con tàu phải do cơ quan đăng kiểm phê duyệt.
Mặt khác, theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 mới quy định thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép, còn mẫu tàu cá vỏ gỗ, vật liệu mới chưa quy định theo đề nghị của ngư dân và các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ghi nhận để tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
- Vẫn biết mỗi chính sách của Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ, đặc biệt là Nghị định 67/2014/NĐ-CP có sự kế thừa, rút kinh nghiệm của Chương trình đánh bắt xa bờ trước kia. Thứ trưởng cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có giải pháp thúc đẩy gì để chính sách thực sự đi vào cuộc sống?
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Khi xây dựng các chính sách trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 và các văn bản hướng dẫn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã cân nhắc rất kỹ để đảm bảo đạt được mục đích, đúng đối tượng, tránh bị lợi dụng chính sách.
Các địa phương cũng đã triển khai rất tích cực, tuy nhiên đây là chính sách lớn, có nhiều ưu đãi, phải triển khai theo đúng trình tự thủ tục không thể nóng vội; một số địa phương thận trọng làm điểm rút kinh nghiệm để tổ chức đại trà là cần thiết.
Sang năm 2015, tôi tin rằng tiến độ triển khai sẽ được đẩy nhanh hơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với với các Bộ ngành Trung ương đã tổ chức kiểm tra việc triển khai và trực tiếp trao đổi tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các địa phương; Bộ đang tích cực tham mưu cho Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương để đánh giá 6 tháng triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.
- Xin cám ơn Thứ trưởng!
theo vietnamplus