Ứng dụng tiến bộ KH&CN: Bức tranh nông thôn, miền núi tươi sáng
- Thứ năm - 18/06/2015 20:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo nhận định của Bộ KH&CN, trải qua 3 giai đoạn Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” (Chương trình NTMN) vừa qua, sản phẩm của các dự án là góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng nông thôn của nước ta. Nếu được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới, chương trình sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn.
Trước thềm Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTMN, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đã có những nhận định khái quát về quá trình thực hiện trong giai đoạn vừa qua.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho rằng, Chương trình NTMN đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển
Thời gian qua, Bộ KH&CN đã triển khai Chương trình NTMN. Ông có thể đánh giá hiệu quả nổi bật của chương trình?
Chương trình NTMN bắt đầu thực hiện từ năm 1998, đến nay thực hiện đã gần 20 năm với 3 giai đoạn. Qua đánh giá, khu vực nông thôn của chúng ta là vùng đất có nhiều người sinh sống nhất, chiếm tới 70% dân số, 50% lực lượng lao động. Gần đây, theo báo cáo tổng kết của Chính phủ, con số tổng sản phẩm quốc nội, đóng góp của khu vực nông thôn chỉ chiếm có 15%, điều này cho thấy 1 lực lượng rất lớn những vùng nông thôn còn rất khó khăn, năng suất lao động thấp, đời sống văn hóa, xã hội trình độ dân trí so với cả nước đây là những vùng khó khăn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, 1998 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 132 thực hiện chương trình này.
Trải qua 3 giai đoạn (2001 – 2015) Chương trình NTMN đã hỗ trợ được rất lớn để phát triển kinh tế đúng như mục tiêu đề ra của Chính phủ. Khác với các chương trình khác như chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chương trình này Chính phủ cho Bộ KH&CN chủ trì. Đây có thể coi là những chương trình khởi đầu khi chúng ta áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Các dự án triển khai tại các tỉnh, thành, các vùng nông thôn nếu thành công sẽ trở thành các dự án mẫu. Trải qua 3 giai đoạn vừa qua, sản phẩm của các dự án của chương trình nông thôn, miền núi đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng nông thôn của nước ta. Trong giai đoạn gần đây, khi chúng tôi gửi văn bản xin ý kiến của các tỉnh, thành trong cả nước, các tỉnh thành đều ủng hộ chương trình duy trì chương trình NTMN này trong giai đoạn sắp tới.
Trong quá trình thực hiện, chương trình này đã gặp những khó khăn như thế nào thưa ông?
Chương trình thắng lợi cũng rất nhiều, nhưng khó khăn cũng rất nhiều. Khó khăn này cũng liên quan đến 3 chủ thể (nhà khoa học, cơ quan quản lý, Doanh nghiệp), đối với những nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học, sở hữu công nghệ mới, tiến bộ KH&CN, muốn chuyển giao cho những người nông dân ở nông thôn, miền núi. Gần đây chúng tôi nhận được phản ánh hiện giờ các quy định nhà nước về quyền lợi cho các nhà khoa học, chưa thực sự đáp ứng được những gì mà các nhà khoa học đã bỏ ra.
Tôi có thể lấy ví dụ theo quy định hiện hành, 1 quy trình công nghệ được chuyển giao, 1 nhà khoa học, hoặc 1 viện nghiên cứu được hưởng lợi khoảng 25 hoặc 30 triệu. Các dự án NTMN chủ yếu được triển khai ở nhiều nơi rất xa xôi, hẻo lánh, vùng nông thôn rất khó khăn. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tại các viện muốn chuyển giao quy trình thì họ phải đến vùng đất đó, họ phải sống cùng người dân để hướng dẫn và thời gian này không thể tính bằng ngày, bằng tuần được mà có khi phải cả 1 mùa vụ, chịu nắng, chịu sương cùng người nông dân. Tôi cho rằng đây cũng là 1 khó khăn của chúng tôi khi phê duyệt triển khai các dự án NTMN.
Nhiều dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN vào nông thôn miền núi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Một khó khăn nữa là nó phụ thuộc vào văn hóa, thói quen, tập quán của người dân. Trong 3 giai đoạn vừa rùi, tổng kết lại tỷ lệ phần trăm của các dự án không thực hiện được, hoặc đang thực hiện nhưng phải dừng giữa chừng khoảng 3%. Phân tích các dự án không thực hiện được hoặc bỏ thế này chúng tôi thấy rằng ở đây có 1 vấn đề liên quan đến 3 đối tượng trên, có thể do công nghệ của những người chủ công nghệ làm trong phòng thí nghiệm thành công, nhưng đưa ra đại trà chưa thực sự được tốt nên cũng có thể không thành công. Hoặc cũng có thể là 1 hợp tác xã hoặc 1 chủ doanh nghiệp triển khai trồng 1 giống cây nào nó những không thuyết phục được người dân do văn hóa, tập quán, hình thức canh tác từ ngàn đời để lại, mà họ không sẵn sàng tham gia dự án, do đó cũng sẽ bị thất bại vì không có người triển khai trực tiếp đến từng hộ gia đình,
Ở đây cũng có những khó khăn liên quan đến vốn của nhà nước. Có 1 số dự án việc chuyển giao công nghệ đi liền với những công trình xây dựng cơ bản hoặc 1 hệ thống dây chuyền mà đầu tư không phải bằng vốn của sự nghiệp khoa học, mà bằng vốn đầu tư phát triển. mà chuyển giao công nghệ nằm trong dự án đầu tư như thế thì khi tiến hành dự án NTMN, thì dự án đầu tư phát triển kia không được địa phương phê duyệt hoặc cấp kinh phí muộn, thì việc đó cũng không thể thành công.
Như vậy cần phải có những giải pháp như thế nào để đưa tiến bộ KH&CN vào nông thôn có hiệu quả hơn nữa?
Sau khi tổng kết chương trình NTMN vào ngày 18/6/2015, chúng tôi dự định có 1 báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ và chúng tôi dự kiến đề nghị với Thủ tướng vẫn tiếp tục chương trình NTMN. Căn cứ vào những thành tựu mà chương trình đã đạt được trong 3 giai đoạn vừa qua.
Nếu được Thủ tướng đồng ý, giai đoạn tới, chúng tôi thấy rằng cần phải có cách làm khác. Nếu như giai đoạn đầu tiên gần như không có các doanh nghiệp tham gia, giai đoạn thứ 2 có khoảng 1/4 các dự án có doanh nghiệp tham gia, giai đoạn gần đây nhất theo thống kê của chúng tôi có hơn 40% các dự án là có doanh nghiệp tham gia. Kinh phí sự nghiệp khoa học của nhà nước có thể cấp từ Trung ương, hoặc địa phương. Ở giai đoạn 3, nếu 1 đồng từ ngân sách bỏ ra thì huy động được 1,6 đồng từ các nguồn khác bao gồm nguồn do DN, hợp tác xã, vay vốn, nguồn do các hộ nông dân,… để đưa vào thực hiện dự án.
Tổng kết từ 3 giai đoạn chúng tôi thấy rằng, những dự án thực hiện tốt là phải có công nghệ tốt, các nhà khoa học nhiệt tình đến những vùng nông thôn hẻo lánh sắn sàng hướng dẫn các quy trình công nghệ cho người nông dân, nó còn phụ thuộc vào những chủ dự án, cần phải nghiên cứu sâu sắc, kĩ lưỡng, về tập quán của người nông dân ở vùng đó về văn hóa, về tập quán canh tác sản xuất của người dân. Ở đây chúng tôi cho rằng, chủ các dự án cần nghiên cứu sâu sắc để hiểu được các lợi thế về vật nuôi, cây trồng của từng vùng đất mà chúng ta khai.
Căn cứ vào kết qủa của giai đoạn 3, khi có hơn 40% các dự án có DN tham gia yếu tố của DN đã làm kết quả của dự án tốt hơn hẳn so với 2 giai đoạn trước kia. Khi áp dụng những tiến bộ vào sản xuất ở quy mô hàng hóa, số lượng lớn thì người dân vốn xa xôi, trình độ còn hạn chế thì không thể tiếp cận được với thị trường, thì DN này chính là những người tiếp cận với thị trường rất tốt, giải quyết được vấn đề đầu ra cho các dự án.
Theo: vietq.vn