VIB triển khai dự án Tài chính nông thôn.
- Chủ nhật - 24/02/2013 21:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đánh giá cao việc sử dụng vốn minh bạch và hiệu quả của VIB, vừa qua Ngân hàng Thế Giới vừa chính thức tăng hạn mức hỗ trợ cho VIB lên 350 tỷ đồng.
Đối tượng chính được hỗ trợ là hộ gia đình/cá nhân tại khu vực nông thôn. Ngày 27/11/2012, đoàn công tác của WB do ông Harideep Singh – Giám Đốc Dự án Tài chính nông thôn đã có chuyến thăm và đánh giá hai tiểu dự án của Khách hàng Trịnh Văn Hoàn và Khách hàng Vũ Đức Dự tại tỉnh Đắk Lắk. Với nguồn vốn hỗ trợ của dự án được giải ngân thông qua VIB, khách hàng Trịnh Văn Hoàn (phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Mê Thuột) đã phát triển xưởng dệt với trên 30 công nhân sản xuất liên tục,ông Vũ Đức Dự (xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). đã đầu tư máy móc thiết bị, làm lò sấy, sân phơi và mở rộng vườn cà phê trên 4 hecta của mình. Ông Harideep Singh – Giám Đốc Dự án Tài chính nông thôn của WB đã đánh giá cao hiệu quả sử dụng vốn và kết quả khả quan của các tiểu dự án của VIB tại Đắk Lắk nói riêng và trên toàn hệ thống chi nhánh của VIB nói chung.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Ông Richard Harris – Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ VIB cho biết: “Việc VIB được nâng hạn mức lên 350 tỷ đồng trong dự án RDF của WB thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của WB và BIDV – ngân hàng đầu mối của dự án tại Việt Nam về những kết quả mà VIB đã đạt được. Với hạn mức tín dụng mới này, VIB sẽ đầu tư, mở rộng tìm kiếm các tiểu dự án có tính khả thi cao để giải ngân nhằm góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực này
Trước đó, VIB cũng được Tổ chức Tài Chính Quốc tế (IFC) nâng hạn mức tín dụng lên 80 triệu USD trong chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu GTFP để thể hiện đánh giá cao trong việc sử dụng vốn minh bạch và hiệu quả. Tổng doanh số giải ngân cho VIB thông qua bảo lãnh của IFC đến tháng 11/2012 đạt 125 triệu USD. VIB đã thực hiện tài trợ cho hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như: dầu mỏ, kim loại, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm… đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.