Văn Nhân dân vận khéo
- Thứ sáu - 10/04/2015 03:16
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Làng nghề tại Văn Minh đem lại thu nhập cao cho người dân
ăn Nhân là xã ngoại thành phía đông bắc huyện Phú Xuyên, địa bàn hành chính được chia thành 3 thôn, với 6.428 khẩu.
Cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ - thương mại. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã triển khai Chương trình xây dựng NTM.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Văn Nhân gặp không ít khó khăn. Do xã nằm trong quy hoạch của thành phố vệ tinh Phú Minh - Phú Xuyên, nên trong việc xây dựng NTM có một số ít người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Thêm nữa, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án xây dựng NTM.
Nhận thức được khó khăn, xã phải chủ động dựa vào nội lực, lấy sức dân là chính, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân chung tay đóng góp để xây dựng quê hương.
Chủ tịch UBND xã Lê Hồng Tuyến nhớ lại những khó khăn vất vả: “Dựa vào cơ sở vật chất đã xây dựng từ trước, tổng nguồn vốn của toàn dự án là 96 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ của huyện cũng chỉ được một phần. Chúng tôi phải huy động các DN làm trước, sau trả lại bằng cách đấu giá quyền sử dụng đất”.
Từ những trở ngại đó, Đảng ủy, chính quyền xã Văn Nhân xác định công tác tuyên truyền là quan trọng để dân hiểu, nhận thức rõ hơn về chương trình, từ đó có những hành động cụ thể.
Văn Nhân xác định “dân vận khéo” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong thực hiện xây dựng NTM.
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận thường xuyên được kiện toàn và đổi mới nội dung công tác tuyên truyền theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân để có biện pháp giúp đỡ phù hợp.
Từ nhận thức và sự tham gia của nhân dân, quá trình xây dựng NTM của Văn Nhân đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhân dân tích cực hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng NTM. Huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, chợ nông thôn...
Song song với việc đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng nông thôn, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Văn Nhân còn tích cực, chủ động khai thác tiềm năng đất đai, nhân lực, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - thương mại.
Ông Tuyến cho biết thêm: “Xã thường xuyên mở các lớp học nghề như nấu ăn để các học viên tự mở hàng hoặc đi phục vụ các nơi, hay dạy nghề may công nghiệp, nên thu nhập của người dân cũng tương đối cao”.
Trong 2 năm qua xã đã đầu tư 100 triệu đồng hỗ trợ mua 4 máy cấy, đồng thời tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển làng nghề.
Trong quá trình xây dựng NTM, Văn Nhân đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Cụ thể Mặt trận Tổ quốc với phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, Hội Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Xã cũng có nhiều cách làm sáng tạo, với nhiều hình thức sân khấu hóa trong hội thi, hội diễn văn hóa - văn nghệ, tọa đàm về xây dựng NTM. Nhờ sự phát huy nội lực, đoàn kết giữa chính quyền và người dân, tháng 12/2014 xã được TP. Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rõ rệt. Nếu năm 2011 khi xã chưa triển khai Chương trình xây dựng NTM thì hộ nghèo chiếm 6,3%, đến nay hộ nghèo toàn xã giảm còn 2,99%.
Ông Nguyễn Văn Chinh, Trưởng thôn Văn Minh, vui mừng chia sẻ: “Nhờ vào chính sách NTM, mức sống của người dân không ngừng nâng cao, hệ thống đường liên thôn, xóm đã được bê tông hóa. Thu nhập bình quân đầu người 27 triệu đồng/năm cao hơn nhiều so với trước”.
Đây thực sự là kết quả đáng ghi nhận, đánh dấu thành quả của Chương trình xây dựng NTM tại Văn Nhân.
Cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ - thương mại. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã triển khai Chương trình xây dựng NTM.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Văn Nhân gặp không ít khó khăn. Do xã nằm trong quy hoạch của thành phố vệ tinh Phú Minh - Phú Xuyên, nên trong việc xây dựng NTM có một số ít người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Thêm nữa, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án xây dựng NTM.
Nhận thức được khó khăn, xã phải chủ động dựa vào nội lực, lấy sức dân là chính, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân chung tay đóng góp để xây dựng quê hương.
Chủ tịch UBND xã Lê Hồng Tuyến nhớ lại những khó khăn vất vả: “Dựa vào cơ sở vật chất đã xây dựng từ trước, tổng nguồn vốn của toàn dự án là 96 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ của huyện cũng chỉ được một phần. Chúng tôi phải huy động các DN làm trước, sau trả lại bằng cách đấu giá quyền sử dụng đất”.
Từ những trở ngại đó, Đảng ủy, chính quyền xã Văn Nhân xác định công tác tuyên truyền là quan trọng để dân hiểu, nhận thức rõ hơn về chương trình, từ đó có những hành động cụ thể.
Văn Nhân xác định “dân vận khéo” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong thực hiện xây dựng NTM.
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận thường xuyên được kiện toàn và đổi mới nội dung công tác tuyên truyền theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân để có biện pháp giúp đỡ phù hợp.
Từ nhận thức và sự tham gia của nhân dân, quá trình xây dựng NTM của Văn Nhân đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhân dân tích cực hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng NTM. Huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, chợ nông thôn...
Song song với việc đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng nông thôn, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Văn Nhân còn tích cực, chủ động khai thác tiềm năng đất đai, nhân lực, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - thương mại.
Ông Tuyến cho biết thêm: “Xã thường xuyên mở các lớp học nghề như nấu ăn để các học viên tự mở hàng hoặc đi phục vụ các nơi, hay dạy nghề may công nghiệp, nên thu nhập của người dân cũng tương đối cao”.
Trong 2 năm qua xã đã đầu tư 100 triệu đồng hỗ trợ mua 4 máy cấy, đồng thời tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển làng nghề.
Trong quá trình xây dựng NTM, Văn Nhân đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Cụ thể Mặt trận Tổ quốc với phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, Hội Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Xã cũng có nhiều cách làm sáng tạo, với nhiều hình thức sân khấu hóa trong hội thi, hội diễn văn hóa - văn nghệ, tọa đàm về xây dựng NTM. Nhờ sự phát huy nội lực, đoàn kết giữa chính quyền và người dân, tháng 12/2014 xã được TP. Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rõ rệt. Nếu năm 2011 khi xã chưa triển khai Chương trình xây dựng NTM thì hộ nghèo chiếm 6,3%, đến nay hộ nghèo toàn xã giảm còn 2,99%.
Ông Nguyễn Văn Chinh, Trưởng thôn Văn Minh, vui mừng chia sẻ: “Nhờ vào chính sách NTM, mức sống của người dân không ngừng nâng cao, hệ thống đường liên thôn, xóm đã được bê tông hóa. Thu nhập bình quân đầu người 27 triệu đồng/năm cao hơn nhiều so với trước”.
Đây thực sự là kết quả đáng ghi nhận, đánh dấu thành quả của Chương trình xây dựng NTM tại Văn Nhân.
Nguồn: nongnghiep.vn