Vốn vay xây dựng nông thôn mới: Ưu tiên mô hình sản xuất hiệu quả
- Thứ sáu - 20/04/2012 01:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nguồn vốn vay từ ngân hàng là một trong những kênh tài chính quan trọng giúp người nông dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, để tiếp cận được với nguồn vốn vay tốt hơn, các địa phương cũng như hộ nông dân phải có phương án kinh doanh hiệu quả.
Khó đầu tư vốn
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực phối hợp với các địa phương tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Tính riêng tại 11 xã điểm NTM của cả nước, sau hơn 2 năm triển khai xây dựng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho gần 20.000 hộ dân và doanh nghiệp nông thôn vay hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng NN&PTNT cho hơn 8.200 lượt vay với tổng số tiền gần 500 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được tập trung chủ yếu vào các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới hạ tầng nông thôn theo 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc huy động vốn vay từ các ngân hàng phục vụ cho xây dựng NTM vẫn còn không ít hạn chế. Theo Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, nhiều chi nhánh ngân hàng gặp khó khăn trong việc đầu tư vốn do công tác quy hoạch và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở một số địa phương chuyển biến chậm. Trong khi đó, thu nhập người dân ở nhiều xã còn thấp, huy động vốn gặp khó khăn làm cho cơ cấu đầu tư vốn chưa đa dạng.
Ông Kiều Trọng Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM T.Ư cho biết, đề án xây dựng NTM của một số địa phương chưa xác định được tổng mức đầu tư phát triển ngành nghề nên ngân hàng khó định hướng đầu tư cụ thể. Cùng với đó, ở một số xã, trình độ dân trí còn thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chậm, người dân làm ăn tự phát nên sử dụng vốn không hiệu quả…
Nâng cao hiệu quả vốn vay
Để tháo gỡ những khó khăn trên và đồng hành với mục tiêu xây dựng NTM, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã cam kết tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM địa phương nắm bắt chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM tại các xã. Trên cơ sở phân tích đánh giá thế mạnh của từng địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để có giải pháp mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến, thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình thí điểm xây dựng NTM, các địa phương cần chú trọng xây dựng, trang bị cho đội ngũ cán bộ thôn, xã kiến thức về NTM, phương thức tiếp cận vốn ngân hàng và cách thức sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu về ý nghĩa của xây dựng NTM, tránh tư duy bao cấp, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc quản lý, sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Ngoài ra, có cơ chế hợp lý khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đối với các tổ chức tín dụng, cần phát triển hệ thống mạng lưới tín dụng phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn. Đặc biệt, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị các mặt hoạt động, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng trong khu vực nông thôn. Cùng với đó, có kế hoạch cân đối nguồn vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi và xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình trên địa bàn nông thôn như đường sá, hệ thống điện, bưu điện, chợ, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế
Khó đầu tư vốn
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực phối hợp với các địa phương tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Tính riêng tại 11 xã điểm NTM của cả nước, sau hơn 2 năm triển khai xây dựng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho gần 20.000 hộ dân và doanh nghiệp nông thôn vay hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng NN&PTNT cho hơn 8.200 lượt vay với tổng số tiền gần 500 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được tập trung chủ yếu vào các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới hạ tầng nông thôn theo 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc huy động vốn vay từ các ngân hàng phục vụ cho xây dựng NTM vẫn còn không ít hạn chế. Theo Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, nhiều chi nhánh ngân hàng gặp khó khăn trong việc đầu tư vốn do công tác quy hoạch và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở một số địa phương chuyển biến chậm. Trong khi đó, thu nhập người dân ở nhiều xã còn thấp, huy động vốn gặp khó khăn làm cho cơ cấu đầu tư vốn chưa đa dạng.
Ông Kiều Trọng Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM T.Ư cho biết, đề án xây dựng NTM của một số địa phương chưa xác định được tổng mức đầu tư phát triển ngành nghề nên ngân hàng khó định hướng đầu tư cụ thể. Cùng với đó, ở một số xã, trình độ dân trí còn thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chậm, người dân làm ăn tự phát nên sử dụng vốn không hiệu quả…
Nâng cao hiệu quả vốn vay
Để tháo gỡ những khó khăn trên và đồng hành với mục tiêu xây dựng NTM, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã cam kết tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM địa phương nắm bắt chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM tại các xã. Trên cơ sở phân tích đánh giá thế mạnh của từng địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để có giải pháp mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến, thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình thí điểm xây dựng NTM, các địa phương cần chú trọng xây dựng, trang bị cho đội ngũ cán bộ thôn, xã kiến thức về NTM, phương thức tiếp cận vốn ngân hàng và cách thức sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu về ý nghĩa của xây dựng NTM, tránh tư duy bao cấp, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc quản lý, sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Ngoài ra, có cơ chế hợp lý khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đối với các tổ chức tín dụng, cần phát triển hệ thống mạng lưới tín dụng phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn. Đặc biệt, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị các mặt hoạt động, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng trong khu vực nông thôn. Cùng với đó, có kế hoạch cân đối nguồn vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi và xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình trên địa bàn nông thôn như đường sá, hệ thống điện, bưu điện, chợ, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế
Theo Ktdt