Vững bước trên đường đổi mới
- Thứ bảy - 02/08/2014 04:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đến nay, sau 60 năm giải phóng, mảnh đất này đang từng ngày vững bước trên con đường đổi mới, hòa nhịp cùng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô.
Mảnh đất kiên cường
Không lâu sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đến cuối tháng 12/1949, Pháp hoàn toàn chiếm đóng huyện Phúc Thọ. Với tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", quân và dân Phúc Thọ đã nhất tề đứng lên kháng chiến, giáng trả địch những đòn đích đáng ngay từ những ngày đầu.
Mảnh đất kiên cường
Không lâu sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đến cuối tháng 12/1949, Pháp hoàn toàn chiếm đóng huyện Phúc Thọ. Với tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", quân và dân Phúc Thọ đã nhất tề đứng lên kháng chiến, giáng trả địch những đòn đích đáng ngay từ những ngày đầu.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trao đổi với lãnh đạo huyện Phúc Thọ trên cánh đồng sản xuất rau màu, cho giá trị kinh tế cao, ngày 1/8/2013. Ảnh: Anh Quý |
Ngày 31/3/1954, cùng với khí thế hào hùng của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, quân và dân huyện Phúc Thọ đã nổ súng tấn công, đập tan nhiều cuộc càn quét của thực dân Pháp ở các xã Cẩm Đình, Đốc Ngữ, Vân Cốc, Sen Chiểu, Long Xuyên, Thượng Cốc… Đặc biệt, ngày 8/5/1954, quân và dân huyện Phúc Thọ đã tổ chức cuộc tấn công lớn vào căn cứ Phụng Thượng - một vị trí quan trọng của địch trên đường 11A (Quốc lộ 32), tiêu diệt sinh lực địch và buộc chúng phải tháo chạy. Bị đánh tan tác, đúng 17 giờ ngày 3/8/1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi bốt Gia Hòa và Phụng Thượng, chấm dứt sự chiếm đóng lâu dài của chúng trên mảnh đất Phúc Thọ. Từ đây, ngày 3/8/1954 trở thành ngày giải phóng quê hương Phúc Thọ - một mốc son lịch sử vẻ vang có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần vào giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954).
Tổng kết 9 năm kháng chiến, với lòng kiên trung, quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng, toàn huyện Phúc Thọ đã huy động 1.678 thanh niên, 13.500 dân công hỏa tuyến gia nhập bộ đội và tham gia chiến đấu, trong đó có 904 liệt sĩ và 120 thương binh. Nhiều người con của quê hương Phúc Thọ trở thành những tấm gương sáng ngời về ý chí và sự hy sinh anh dũng. Đó là Anh hùng LLVT Nhân dân Bùi Gia Ấp - một chính trị viên, du kích kiên cường của xã Thọ Lộc; Anh hùng LLVT Nhân dân Cao Thị Nấm - một nữ du kích dũng cảm được Bác Hồ viết thư khen ngợi; Anh hùng LLVT Nhân dân Trịnh Tế Xương - một chiến sĩ pháo binh kiên cường được Bác Hồ tặng danh hiệu "Cán bộ gương mẫu"... Và ngày nay, nhắc đến Phúc Thọ, người ta sẽ còn nhớ mãi đến những địa danh đi vào lịch sử như Lạc Trị kiên cường, Tả Hà anh dũng, Miền Bún hiên ngang diệt thù...
Đi đầu về xây dựng nông thôn mới
Phát huy truyền thống yêu nước, sau ngày giải phóng, quân và dân huyện Phúc Thọ lại đoàn kết một lòng chung tay vào xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 60 năm đã trôi qua, diện mạo của huyện đã có nhiều đổi khác, nhất là sau khi thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân. Với đặc thù có 6.500ha đất nông nghiệp, dân số trên 17 vạn người, trong đó dân số nông thôn chiếm 96%, chương trình xây dựng NTM được đánh giá như một cuộc cách mạng nhằm làm thay đổi diện mạo và chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Việt Liên cho biết, đến nay, 22/22 xã trên địa bàn huyện đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM đến năm 2020. Trong đó kết quả đáng mừng là huyện có 4 xã gồm Võng Xuyên, Thọ Lộc, Phụng Thượng, Ngọc Tảo đã được UBND TP công nhận xã đạt chuẩn NTM. Với kết quả này, Phúc Thọ là một trong 5 địa phương dẫn đầu TP về số xã được công nhận NTM. Từ thành công đó, UBND huyện Phúc Thọ đã lựa chọn 6 xã gồm Tam Hiệp, Hát Môn, Trạch Mỹ Lộc, Cẩm Đình, Sen Chiểu, Phúc Hòa phấn đấu đạt xã NTM đến hết năm 2014.
Một thành công không thể không nhắc tới của huyện Phúc Thọ là công tác dồn điền đổi thửa. Trong 2 năm (2012 - 2013), toàn huyện đã dồn được 3.345ha (đạt 97,57%), thực hiện giao ruộng cho hơn 28.700 hộ dân. Sau khi dồn điền đổi thửa đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, bình quân chỉ còn 1,58 thửa/hộ (trước đây là 5,8 thửa/hộ). Trên cơ sở đó, huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, huyện còn tập trung mở rộng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt từ 3.000 - 3.500ha, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt 230 triệu đồng/ha năm 2014.
Bên cạnh đó, Phúc Thọ còn chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn 2010 - 2013, huyện luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế đạt bình quân trên 10%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, các chỉ tiêu chính của huyện đã hoàn thành và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2013. Nhiều công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn đã và đang được xây dựng tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Hạ tầng cơ sở được đầu tư nâng cấp, diện mạo mới của huyện và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
Tiếp nối truyền thống, phát huy thế mạnh của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã và đang tập trung mọi nguồn lực, đoàn kết, quyết tâm giành được những thành tựu quan trọng trong chặng đường sắp tới, góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.
Tổng kết 9 năm kháng chiến, với lòng kiên trung, quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng, toàn huyện Phúc Thọ đã huy động 1.678 thanh niên, 13.500 dân công hỏa tuyến gia nhập bộ đội và tham gia chiến đấu, trong đó có 904 liệt sĩ và 120 thương binh. Nhiều người con của quê hương Phúc Thọ trở thành những tấm gương sáng ngời về ý chí và sự hy sinh anh dũng. Đó là Anh hùng LLVT Nhân dân Bùi Gia Ấp - một chính trị viên, du kích kiên cường của xã Thọ Lộc; Anh hùng LLVT Nhân dân Cao Thị Nấm - một nữ du kích dũng cảm được Bác Hồ viết thư khen ngợi; Anh hùng LLVT Nhân dân Trịnh Tế Xương - một chiến sĩ pháo binh kiên cường được Bác Hồ tặng danh hiệu "Cán bộ gương mẫu"... Và ngày nay, nhắc đến Phúc Thọ, người ta sẽ còn nhớ mãi đến những địa danh đi vào lịch sử như Lạc Trị kiên cường, Tả Hà anh dũng, Miền Bún hiên ngang diệt thù...
Đi đầu về xây dựng nông thôn mới
Phát huy truyền thống yêu nước, sau ngày giải phóng, quân và dân huyện Phúc Thọ lại đoàn kết một lòng chung tay vào xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 60 năm đã trôi qua, diện mạo của huyện đã có nhiều đổi khác, nhất là sau khi thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân. Với đặc thù có 6.500ha đất nông nghiệp, dân số trên 17 vạn người, trong đó dân số nông thôn chiếm 96%, chương trình xây dựng NTM được đánh giá như một cuộc cách mạng nhằm làm thay đổi diện mạo và chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Việt Liên cho biết, đến nay, 22/22 xã trên địa bàn huyện đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM đến năm 2020. Trong đó kết quả đáng mừng là huyện có 4 xã gồm Võng Xuyên, Thọ Lộc, Phụng Thượng, Ngọc Tảo đã được UBND TP công nhận xã đạt chuẩn NTM. Với kết quả này, Phúc Thọ là một trong 5 địa phương dẫn đầu TP về số xã được công nhận NTM. Từ thành công đó, UBND huyện Phúc Thọ đã lựa chọn 6 xã gồm Tam Hiệp, Hát Môn, Trạch Mỹ Lộc, Cẩm Đình, Sen Chiểu, Phúc Hòa phấn đấu đạt xã NTM đến hết năm 2014.
Một thành công không thể không nhắc tới của huyện Phúc Thọ là công tác dồn điền đổi thửa. Trong 2 năm (2012 - 2013), toàn huyện đã dồn được 3.345ha (đạt 97,57%), thực hiện giao ruộng cho hơn 28.700 hộ dân. Sau khi dồn điền đổi thửa đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, bình quân chỉ còn 1,58 thửa/hộ (trước đây là 5,8 thửa/hộ). Trên cơ sở đó, huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, huyện còn tập trung mở rộng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt từ 3.000 - 3.500ha, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt 230 triệu đồng/ha năm 2014.
Bên cạnh đó, Phúc Thọ còn chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn 2010 - 2013, huyện luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế đạt bình quân trên 10%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, các chỉ tiêu chính của huyện đã hoàn thành và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2013. Nhiều công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn đã và đang được xây dựng tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Hạ tầng cơ sở được đầu tư nâng cấp, diện mạo mới của huyện và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
Tiếp nối truyền thống, phát huy thế mạnh của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã và đang tập trung mọi nguồn lực, đoàn kết, quyết tâm giành được những thành tựu quan trọng trong chặng đường sắp tới, góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.
Ghi nhận những thành tích đã đạt được, Đảng, Nhà nước đã tặng Đảng bộ và Nhân dân huyện Phúc Thọ 21 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Kháng chiến; 62 cá nhân và gia đình được tặng Kỷ niệm chương; 53 gia đình được tặng Bằng có công với nước; 4.789 cá nhân được tăng huân, huy chương các loại. Đặc biệt, huyện Phúc Thọ có 7 xã và 4 cá nhân được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. |
Thiện Quang
Nguồn ktdt.vn
Nguồn ktdt.vn