Xã hội hóa chương trình nước sạch nông thôn
- Thứ tư - 28/10/2015 12:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo kế hoạch, đến năm 2017, 70% dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch đã qua xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ Y tế. Đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 80% dân số. Để đạt mục tiêu trên, cần đầu tư 41 công trình, gồm: công trình nâng cấp, mở rộng; công trình xây mới và các công trình đấu nối từ hệ thống nước đô thị, lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia đình và các công trình nhỏ lẻ...với tổng vốn đầu tư hơn 3.295 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm khoảng 20%.
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến đóng góp về giải pháp huy động để đa dạng các nguồn và phương thức đầu tư trên nguyên tắc xã hội hóa; lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; và các chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch; phổ biến áp dụng hình thức xử lý nước hộ gia đình theo công nghệ Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh nhấn mạnh, do nguồn vốn đầu tư cho đề án chủ yếu từ nguồn xã hội hóa nên các địa phương cần chủ động triển khai sớm vì đây là nhiệm vụ rất nặng nề. Bên cạnh đó, cần rà soát lại tình hình nước sạch, căn cứ trên điều kiện thực tế để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp nhưng phải nằm trong yêu cầu chung của đề án.
Theo Bình Nguyên/baodongnai.com.vn