Xã sợ... dân góp nhiều tiền!
- Thứ ba - 04/06/2013 20:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Không đủ tiền “đối ứng” với dân
Tiếng là một xã trung tâm huyện (nằm sát thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch), nhưng cũng như nhiều xã khác, nguồn thu của xã Trung Trạch chủ yếu dựa vào tiền bán đấu giá đất ở. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 đến nay do tình hình kinh tế khó khăn, Trung Trạch mới chỉ thu được 250 triệu đồng tiền bán đấu giá đất, trong khi chỉ tiêu mà huyện giao cho Trung Trạch là 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Quang - Chủ tịch UBND xã Trung Trạch chia sẻ: “Dân sẵn sàng góp công góp của để xây dựng NTM, chính quyền xã không chấp nhận nguyện vọng chính đáng đó thì không được. Nhưng nếu cầm tiền của dân rồi, mà không có nguồn vốn đối ứng để làm thì cũng dở, sẽ làm “nhụt chí” của dân”.
Đường giao thông nông thôn làm theo thiết kế mẫu ở Bố Trạch. |
Theo quy định, khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, tỷ lệ đối ứng để xây dựng các công trình ở huyện Bố Trạch là: Vốn Nhà nước 40%; xã 30% và dân đóng góp 30%. Tuy nhiên, thực tế, người dân đã đóng góp nhiều hơn cả vốn của xã, chiếm 40%, thậm chí ở nhiều địa phương, nguồn lực của xã hiện đã không còn đủ sức để đối ứng với sức đóng góp của người dân.
Làm lợi từ bản thiết kế mẫu
Ông Trần Văn Thanh - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện cho biết: “Năm 2012, các xã trên địa bàn huyện đã làm được 54,22km đường giao thông nông thôn, 4,4km kênh mương... đều được áp dụng theo mẫu thiết kế sẵn, nhờ đó tiết kiệm khoảng 39 tỷ đồng”. Còn ông Nguyễn Minh Quang - Chủ tịch UBND xã Trung Trạch cho hay: Nhờ áp dụng mẫu thiết kế chung, chúng tôi đã tiết kiệm được khoảng 40% kinh phí”.
Tương tự, ông Trần Ngọc Phước - Chủ tịch UBND xã Đồng Trạch nói: “Mới đây, từ nguồn vốn nhân dân đóng góp cộng với nguồn vốn đối ứng của các cấp, chúng tôi tính toán sẽ kiên cố hóa được 1km đường giao thông liên thôn. Khi áp dụng mẫu thiết kế chung của huyện, Đồng Trạch đã kiên cố hóa được 1,5km, chất lượng công trình vẫn đảm bảo tốt, nhân dân đồng thuận cao...
Phan Phương
Theo danviet.vn