Xây dựng Nông thôn mới nỗ lực để về đích
- Thứ tư - 31/12/2014 08:32
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Là một trong tám xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh, xã An Bình (Thuận Thành) cán đích bằng việc hoàn thành tiêu chí cuối cùng là giao thông nội đồng. Về An Bình những ngày cuối năm trong tiết trời se lạnh, đi trên tuyến đường vừa được bê tông hóa phẳng lì giữa những ngôi nhà cao tầng, chúng tôi cảm nhận rõ hơn thành công trong tiến trình xây dựng NTM của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây...
Theo ông Đỗ Trọng Dân, Phó Chủ tịch UBND xã, ngay sau khi được chọn làm điểm thực hiện chương trình quốc gia xây dựng NTM, xã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời vận động tối đa mọi nguồn lực trong dân và tranh thủ các nguồn đầu tư, hỗ trợ của tỉnh và huyện để đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu đề ra. Cùng với việc chủ động xây dựng đề án, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên, xã cử cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình tham dự các lớp tập huấn, phổ biến 19 tiêu chí xây dựng NTM do tỉnh, huyện Thuận Thành tổ chức. Phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy trực tiếp tham gia từng tiêu chí phù hợp chức năng, nhiệm vụ. MTTQ và các đoàn thể xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND xã, tổ chức tuyên truyền, vận động từng đoàn viên, hội viên làm nòng cốt thực hiện.
Từ năm 2011 đến nay, xã triển khai đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng với tổng giá trị gần 95 tỷ đồng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. An Bình bê tông hóa 4,3/4,43 km đường trục xã, 16/23,6 km đường trục thôn và hơn 30 km đường ngõ xóm, đồng thời đang tích cực triển khai bê tông hóa hệ thống giao thông nội đồng kết hợp công trình thủy lợi để nâng cao giá trị thu nhập cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhờ sự chỉ đạo tích cực của cả hệ thống chính trị, sự tham gia, hưởng ứng của toàn thể người dân, đến nay An Bình đạt 19/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chương trình xây dựng NTM thực sự trở thành một phong trào lan tỏa rộng khắp, mỗi người đều nhận thức đầy đủ, chính xác về vai trò của mình trong xây dựng NTM, từ đó tự nguyện đóng góp thời gian, công sức, vật chất để thực hiện các tiêu chí NTM. Điểm sáng trong triển khai chương trình xây dựng NTM là đến nay, 100% số xã hoàn thành lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và đề án xây dựng NTM cấp xã. Các địa phương chú trọng chỉ đạo người dân phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập.
Toàn tỉnh hiện có 48 xã xây dựng 63 mô hình trồng trọt, 20 xã xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi, 15 xã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản, 6 huyện xây dựng mô hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được kiện toàn, củng cố và phát triển với 563 HTX dịch vụ nông nghiệp, 145 trang trại đạt mức thu nhập hàng tỉ đồng/trang trại/năm. Trong 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh đã đầu tư khoảng 700 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Chỉ riêng năm 2014, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn trên các lĩnh vực: Làm đường giao thông; kiên cố hóa kênh mương; cải tạo xây mới hệ thống điện lưới; xây dựng trường học, trạm y tế, cơ sở văn hóa, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, trụ sở xã... là 589,57 tỷ đồng.
Đến nay số tiêu chí đạt chuẩn trung bình toàn tỉnh là 13,46 tiêu chí/xã (là một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt chuẩn cao nhất cả nước), trong đó 100% số xã hoàn thành các tiêu chí: quy hoạch, điện nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất, 86/97 xã hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn, 82/97 xã đạt tiêu chí giáo dục, 91/97 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh... Trong đó có 6 xã là: Đông Thọ (Yên Phong), Tân Chi (Tiên Du), Phượng Mao (Quế Võ), An Bình, Song Hồ (Thuận Thành), Tương Giang (thị xã Từ Sơn), Trung Kênh (Lương Tài) hoàn thành 19/19 tiêu chí.
Tuy nhiên, công tác xây dựng NTM của tỉnh còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế nên để hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2015 có 20 xã, năm 2020 có 50 xã cơ bản đạt chuẩn về NTM, theo Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM tỉnh, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực. Trong đó tập trung cao phát triển sản xuất theo hướng coi trọng giá trị gia tăng, phát triển bền vững; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự xã hội. Đặc biệt cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM ở các cấp, nhất là việc thực thi dân chủ, giám sát cộng đồng, trao quyền cho người dân để người dân thực sự phát huy vai trò làm chủ, đóng góp công sức đẩy nhanh tiến trình xây dựng và được hưởng những thành quả của công cuộc xây dựng NTM trên quê hương mình.
Theo ông Đỗ Trọng Dân, Phó Chủ tịch UBND xã, ngay sau khi được chọn làm điểm thực hiện chương trình quốc gia xây dựng NTM, xã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời vận động tối đa mọi nguồn lực trong dân và tranh thủ các nguồn đầu tư, hỗ trợ của tỉnh và huyện để đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu đề ra. Cùng với việc chủ động xây dựng đề án, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên, xã cử cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình tham dự các lớp tập huấn, phổ biến 19 tiêu chí xây dựng NTM do tỉnh, huyện Thuận Thành tổ chức. Phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy trực tiếp tham gia từng tiêu chí phù hợp chức năng, nhiệm vụ. MTTQ và các đoàn thể xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND xã, tổ chức tuyên truyền, vận động từng đoàn viên, hội viên làm nòng cốt thực hiện.
Trục đường trung tâm xã An Bình (Thuận Thành) được mở rộng, tạo diện mạo NTM khang trang.
Từ năm 2011 đến nay, xã triển khai đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng với tổng giá trị gần 95 tỷ đồng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. An Bình bê tông hóa 4,3/4,43 km đường trục xã, 16/23,6 km đường trục thôn và hơn 30 km đường ngõ xóm, đồng thời đang tích cực triển khai bê tông hóa hệ thống giao thông nội đồng kết hợp công trình thủy lợi để nâng cao giá trị thu nhập cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhờ sự chỉ đạo tích cực của cả hệ thống chính trị, sự tham gia, hưởng ứng của toàn thể người dân, đến nay An Bình đạt 19/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chương trình xây dựng NTM thực sự trở thành một phong trào lan tỏa rộng khắp, mỗi người đều nhận thức đầy đủ, chính xác về vai trò của mình trong xây dựng NTM, từ đó tự nguyện đóng góp thời gian, công sức, vật chất để thực hiện các tiêu chí NTM. Điểm sáng trong triển khai chương trình xây dựng NTM là đến nay, 100% số xã hoàn thành lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và đề án xây dựng NTM cấp xã. Các địa phương chú trọng chỉ đạo người dân phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập.
Toàn tỉnh hiện có 48 xã xây dựng 63 mô hình trồng trọt, 20 xã xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi, 15 xã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản, 6 huyện xây dựng mô hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được kiện toàn, củng cố và phát triển với 563 HTX dịch vụ nông nghiệp, 145 trang trại đạt mức thu nhập hàng tỉ đồng/trang trại/năm. Trong 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh đã đầu tư khoảng 700 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Chỉ riêng năm 2014, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn trên các lĩnh vực: Làm đường giao thông; kiên cố hóa kênh mương; cải tạo xây mới hệ thống điện lưới; xây dựng trường học, trạm y tế, cơ sở văn hóa, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, trụ sở xã... là 589,57 tỷ đồng.
Bê tông hóa đường GTNT thôn Triện Quang, xã Đại Lai (Gia Bình).
Đến nay số tiêu chí đạt chuẩn trung bình toàn tỉnh là 13,46 tiêu chí/xã (là một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt chuẩn cao nhất cả nước), trong đó 100% số xã hoàn thành các tiêu chí: quy hoạch, điện nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất, 86/97 xã hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn, 82/97 xã đạt tiêu chí giáo dục, 91/97 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh... Trong đó có 6 xã là: Đông Thọ (Yên Phong), Tân Chi (Tiên Du), Phượng Mao (Quế Võ), An Bình, Song Hồ (Thuận Thành), Tương Giang (thị xã Từ Sơn), Trung Kênh (Lương Tài) hoàn thành 19/19 tiêu chí.
Tuy nhiên, công tác xây dựng NTM của tỉnh còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế nên để hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2015 có 20 xã, năm 2020 có 50 xã cơ bản đạt chuẩn về NTM, theo Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM tỉnh, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực. Trong đó tập trung cao phát triển sản xuất theo hướng coi trọng giá trị gia tăng, phát triển bền vững; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự xã hội. Đặc biệt cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM ở các cấp, nhất là việc thực thi dân chủ, giám sát cộng đồng, trao quyền cho người dân để người dân thực sự phát huy vai trò làm chủ, đóng góp công sức đẩy nhanh tiến trình xây dựng và được hưởng những thành quả của công cuộc xây dựng NTM trên quê hương mình.
Nguyễn Tuấn
Theo baobacninh.com.vn
Theo baobacninh.com.vn