Xây dựng chợ đầu mối nông sản: Cần chính sách hỗ trợ
- Chủ nhật - 01/10/2017 09:38
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Việc xây dựng chợ đầu mối nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm là cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra, cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ mô hình này.
Nhiều bất cập
Trên địa bàn TP Hà Nội có 2 chợ đầu mối đang hoạt động gồm: Chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) và chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm). Ngoài ra, còn 6 chợ khác, hoạt động mang tính chất đầu mối. Những chợ nói trên kinh doanh các mặt hàng nông sản và chủ yếu nằm ở trung tâm thành phố…
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cho biết, do quy mô nhỏ nên các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối chưa đảm nhận được chức năng đầu mối thực thụ để tập trung mối hàng cung cấp cho thị trường Hà Nội. Tổng lượng nông sản hàng hóa lưu thông qua 2 chợ đầu mối để phân phối ra thị trường Hà Nội chỉ chiếm chưa đến 30%. Do nằm ở trung tâm thành phố, không còn quỹ đất mở rộng, dẫn đến chợ thường xuyên bị quá tải. Trong khi đó, tiểu thương và hộ kinh doanh gần chợ mở các điểm tập kết nông sản trái phép, gây mất an ninh trật tự và an toàn giao thông khu vực xung quanh chợ. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối này cũng gặp khó khăn do kinh doanh nông sản tự phát, gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, chợ đầu mối nông sản là kênh tiêu thụ hiệu quả, kết nối sản xuất với phân phối, tiêu dùng nông sản, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thúc đẩy không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn thương mại, dịch vụ phát triển. Hiện nay, mạng lưới chợ nông sản tại Việt Nam đã có một số mô hình bước đầu phát triển tốt, đơn cử như chợ đầu mối nông sản Bình Điền ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Nông nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn
Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết, theo quy hoạch mạng lưới chợ đầu mối, các chợ đều nằm ở khu vực ngoại thành nên sẽ liên quan trực tiếp đến công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do đó, nếu làm tốt việc phát triển chợ đầu mối sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nổi cộm với Hà Nội như: Bảo vệ môi trường, chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm, liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, cần cơ chế linh hoạt để hình thành các chợ nông sản đầu mối, bảo đảm thuận lợi cho công tác quản lý, quy trình công nghệ, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đàm Tiến Thắng, để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm chợ đầu mối, trước hết phải đánh giá nhu cầu, trình độ phát triển của vùng sản xuất, cung ứng hàng hóa và mạng lưới giao thông hiện tại và tương lai; phải đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng theo quy hoạch để giảm tải cho chợ đầu mối, chợ mang tính chất đầu mối. Từ đó, từng bước ổn định tình hình trật tự xã hội khu vực nội thành, hoàn thiện mạng lưới bán buôn, bán lẻ nói chung và hệ thống chợ đầu mối nói riêng.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn TP Hà Nội sẽ có 8 chợ nông sản đầu mối. Ngoài 2 chợ đang hoạt động hiện nay, dự kiến sẽ phát triển thêm 6 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng, diện tích từ 20 đến 30ha. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên thành phố chưa kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển chợ. Mặt khác, do vốn đầu tư lớn nên thành phố cũng chưa bố trí được kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cho lĩnh vực này.
Mới đây, tại Hội thảo quốc tế về mô hình “Chợ đầu mối nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ gặp khó khăn trong phát triển mô hình chợ đầu mối là do: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số địa phương gặp nhiều vướng mắc; tiến độ triển khai các dự án xây dựng chợ chậm, ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống chợ nói chung, chợ nông thôn và chợ đầu mối tiêu thụ nông sản an toàn nói riêng. Ngoài ra, công tác quản lý quy hoạch tại một số địa phương chưa được coi trọng; việc gắn kết giữa các địa phương trong triển khai thực hiện quy hoạch chợ và thu hút các dự án đầu tư phát triển chợ còn hạn chế...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, khó khăn lớn nhất hiện nay là do thiếu cơ chế, chính sách để hỗ trợ thúc đẩy phát triển chợ đầu mối, nhất là việc thu hút doanh nghiệp đầu tư và quản lý theo hình thức xã hội hóa. Tiếp thu kinh nghiệm phát triển chợ đầu mối ở một số nước trên thế giới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan định hướng cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm xây dựng mạng lưới chợ đầu mối hiệu quả, phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
Trên địa bàn TP Hà Nội có 2 chợ đầu mối đang hoạt động gồm: Chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) và chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm). Ngoài ra, còn 6 chợ khác, hoạt động mang tính chất đầu mối. Những chợ nói trên kinh doanh các mặt hàng nông sản và chủ yếu nằm ở trung tâm thành phố…
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cho biết, do quy mô nhỏ nên các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối chưa đảm nhận được chức năng đầu mối thực thụ để tập trung mối hàng cung cấp cho thị trường Hà Nội. Tổng lượng nông sản hàng hóa lưu thông qua 2 chợ đầu mối để phân phối ra thị trường Hà Nội chỉ chiếm chưa đến 30%. Do nằm ở trung tâm thành phố, không còn quỹ đất mở rộng, dẫn đến chợ thường xuyên bị quá tải. Trong khi đó, tiểu thương và hộ kinh doanh gần chợ mở các điểm tập kết nông sản trái phép, gây mất an ninh trật tự và an toàn giao thông khu vực xung quanh chợ. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối này cũng gặp khó khăn do kinh doanh nông sản tự phát, gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, chợ đầu mối nông sản là kênh tiêu thụ hiệu quả, kết nối sản xuất với phân phối, tiêu dùng nông sản, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thúc đẩy không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn thương mại, dịch vụ phát triển. Hiện nay, mạng lưới chợ nông sản tại Việt Nam đã có một số mô hình bước đầu phát triển tốt, đơn cử như chợ đầu mối nông sản Bình Điền ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Nông nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn
Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết, theo quy hoạch mạng lưới chợ đầu mối, các chợ đều nằm ở khu vực ngoại thành nên sẽ liên quan trực tiếp đến công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do đó, nếu làm tốt việc phát triển chợ đầu mối sẽ giải quyết được nhiều vấn đề nổi cộm với Hà Nội như: Bảo vệ môi trường, chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm, liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, cần cơ chế linh hoạt để hình thành các chợ nông sản đầu mối, bảo đảm thuận lợi cho công tác quản lý, quy trình công nghệ, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đàm Tiến Thắng, để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm chợ đầu mối, trước hết phải đánh giá nhu cầu, trình độ phát triển của vùng sản xuất, cung ứng hàng hóa và mạng lưới giao thông hiện tại và tương lai; phải đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng theo quy hoạch để giảm tải cho chợ đầu mối, chợ mang tính chất đầu mối. Từ đó, từng bước ổn định tình hình trật tự xã hội khu vực nội thành, hoàn thiện mạng lưới bán buôn, bán lẻ nói chung và hệ thống chợ đầu mối nói riêng.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn TP Hà Nội sẽ có 8 chợ nông sản đầu mối. Ngoài 2 chợ đang hoạt động hiện nay, dự kiến sẽ phát triển thêm 6 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng, diện tích từ 20 đến 30ha. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên thành phố chưa kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển chợ. Mặt khác, do vốn đầu tư lớn nên thành phố cũng chưa bố trí được kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cho lĩnh vực này.
Mới đây, tại Hội thảo quốc tế về mô hình “Chợ đầu mối nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ gặp khó khăn trong phát triển mô hình chợ đầu mối là do: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số địa phương gặp nhiều vướng mắc; tiến độ triển khai các dự án xây dựng chợ chậm, ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống chợ nói chung, chợ nông thôn và chợ đầu mối tiêu thụ nông sản an toàn nói riêng. Ngoài ra, công tác quản lý quy hoạch tại một số địa phương chưa được coi trọng; việc gắn kết giữa các địa phương trong triển khai thực hiện quy hoạch chợ và thu hút các dự án đầu tư phát triển chợ còn hạn chế...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, khó khăn lớn nhất hiện nay là do thiếu cơ chế, chính sách để hỗ trợ thúc đẩy phát triển chợ đầu mối, nhất là việc thu hút doanh nghiệp đầu tư và quản lý theo hình thức xã hội hóa. Tiếp thu kinh nghiệm phát triển chợ đầu mối ở một số nước trên thế giới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan định hướng cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm xây dựng mạng lưới chợ đầu mối hiệu quả, phù hợp với thực tế ở Việt Nam.