Xây dựng hình mẫu “Người nông dân 5 mới”: “Tôi tâm đắc nhất về thu nhập mới”
- Thứ hai - 09/03/2015 11:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Là 1 trong 63 nông dân xuất sắc tiêu biểu của cả nước năm 2014, chị nghĩ bản thân đã đáp ứng được bao nhiêu tiêu chí về “người nông dân 5 mới” mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đưa ra?
Trong những cái mới trên, chị tâm đắc nhất với tiêu chí nào?
- Tôi vừa chăn nuôi, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi và thu sữa tươi nguyên liệu cho nông dân nên có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con trong vùng, tôi cho rằng, tiêu chí thu nhập, mức độ cải thiện đời sống luôn được nông dân quan tâm hàng đầu (theo Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường, “thu nhập mới” là kết quả tổng hòa của “5 mới” mà nông dân cần có: Tư duy mới; Nhận thức mới; Kiến thức mới; Đời sống văn hóa mới và Quyết tâm mới).
Chị có thể chia sẻ cụ thể hơn?
- Bản thân tôi trước đây cũng chỉ sản xuất vài sào ruộng, thu nhập bấp bênh nên không thấy khao khát công việc. Từ khi chuyển sang nuôi đàn bò sữa gần 50 con, lại tham gia thêm việc phân phối thức ăn chăn nuôi và chịu trách nhiệm làm trưởng trạm sữa, thu gom sữa nguyên liệu của bà con, thu nhập dần dần khá hơn. Từ đó, tôi luôn phải tính toán, sắp xếp công việc sản xuất, kinh doanh, học cách làm việc cho khoa học, hiệu quả. Lúc nào tôi cũng nghĩ cách để phát triển nghề của mình, dù chỉ là xung quanh ngành nông nghiệp thôi.
Do vậy, theo tôi, trong thời gian tới, phải làm sao để nông dân sống tốt được với nghề nông, không phải lo đi làm “chạy đụng” kiếm tiền trả nợ vật tư và đóng học phí cho con...
Vậy theo chị, để hình thành nên lớp nông dân mới như khái niệm mà lãnh đạo Trung ương Hội đang xây dựng, ngoài nỗ lực của nông dân, nhất thiết phải có thêm những điều kiện nào từ Nhà nước?
- Phải tạo cơ hội cho nông dân làm ăn lớn! Không thể một anh nông dân cặm cụi hết năm này qua năm kia chỉ với 2-3 con bò sữa mà đòi xây dựng hình ảnh nông dân mới, giàu có, tiến bộ được. Theo tôi, trước hết, Nhà nước phải có quy hoạch đâu là vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, đâu là khu dân cư, phát triển thương mại, dịch vụ... Trong thời kỳ đô thị hóa đang lan nhanh như hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị teo tóp, rất nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ bị đẩy vào đường cùng, hoặc mất đất sản xuất, hoặc có đất nông nghiệp nhưng bị nằm lẫn trong khu dân cư, bị đô thị hóa, không thể phát triển sản xuất được.
Ví dụ như ở Hóc Môn, ngành nông nghiệp thành phố khuyến khích phát triển đàn bò sữa nhưng lại không có chính sách bảo vệ đất trồng cỏ cho bò, hoặc cứ cho phép chuyển đất nông nghiệp thành đất thổ cư, rồi cấp phép xây dựng tràn lan... Nông dân nuôi bò không có nơi trồng cỏ, không có chỗ xây chuồng trại dẫn tới vấn đề ô nhiễm môi trường sống, những hộ mới mua đất chuyển về sống lại đi thưa kiện những hộ nông dân đã có nghề nuôi bò tại địa phương từ nhiều năm trước... Với điều kiện sản xuất, chăn nuôi như thế, dẫu nông dân có nhiều tố chất mới, cũng khó có thể đầu tư phát triển sản xuất, tăng đàn bò để trở thành chủ trang trại lớn.
Xin cảm ơn chị !
Theo