Xây dựng nông thôn mới: Khó thực hiện tiêu chí thu nhập
- Thứ sáu - 04/05/2012 00:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã đạt tiêu chuẩn NTM, thu nhập bình quân của người dân xã đó phải cao gấp 1,5 lần thu nhập bình quân chung trong khu vực.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện tiêu chí này ở các xã điểm trên địa bàn Hà Nội đã và đang gặp không ít khó khăn.
Xã điểm cũng vướng
Khi được chọn làm điểm của huyện Phúc Thọ trong xây dựng NTM, Võng Xuyên là một trong những xã dẫn đầu của huyện về mọi mặt: Kinh tế, xã hội phát triển; đời sống người dân ở mức khá; hệ thống chính trị ổn định... Sau hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay, Võng Xuyên chỉ còn 5 tiêu chí (trong tổng số 19 tiêu chí) chưa đạt. Trong đó, tiêu chí thu nhập được Võng Xuyên xác định khó thực hiện nhất.
Phó Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên Đoàn Văn Khánh cho biết, thực hiện tiêu chí này, cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xã đang triển khai các dự án sản xuất rau an toàn, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa cây cảnh với diện tích gần 200ha. Đồng thời tích cực triển khai các bước xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nhờ đó, thu nhập của người dân từng bước nâng lên. Tuy nhiên, đến nay, bình quân thu nhập đầu người mới đạt 15,1 triệu đồng/năm. "Để đạt được tiêu chí thu nhập cao gấp 1,5 lần so với bình quân chung trong khu vực là khó thực hiện. Bởi thu nhập bình quân đầu người ở tất cả các địa phương mỗi năm một tăng, trong khi tại Võng Xuyên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40%)" - ông Khánh nói.
Còn tại xã Đại Áng (Thanh Trì), một trong 3 xã làm điểm xây dựng NTM của Hà Nội, sau gần 2 năm quyết tâm thực hiện, nay còn 4 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí về thu nhập. Chủ tịch UBND xã Đại Áng Trần Quốc Oai cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở Đại Áng mới đạt 15 triệu đồng/người/năm. Mặc dù đã tăng 3,5 triệu đồng so với cuối năm 2010, nhưng để cán đích đúng thời gian, vẫn còn khoảng cách khá xa. Hiện xã đang triển khai một số dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhưng quá trình thực hiện đang gặp khó. "Nếu tiêu chí thu nhập cứ tính "cứng nhắc" phải cao gấp 1,5 lần so với bình quân chung trong khu vực, thì tiêu chí này khó có thể về đích, trong khi thời gian xây dựng NTM ngắn"- ông Oai cho biết.
Nỗ lực gỡ khó
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Hoàng Thanh Vân cho biết, xác định thu nhập là tiêu chí khó nên thời gian qua, TP đã chỉ đạo các địa phương chú trọng thực hiện tiêu chí này. Ngay trong vụ xuân 2012, Hà Nội đã triển khai gieo cấy 3.400ha lúa chất lượng cao tại 11 huyện; 3.250ha rau an toàn tập trung; triển khai mô hình phát triển cây ăn quả có giá trị cao với diện tích 440ha… Tại các xã điểm cũng đang tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tổ chức dạy nghề, triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề...
Tuy nhiên, cái khó nhất để thực hiện tiêu chí thu nhập hiện nay ở Hà Nội là cơ cấu kinh tế ở các xã chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trong khi đó, các dự án trọng điểm phát triển nông nghiệp triển khai chậm, hiệu quả chưa cao. Đó là chưa kể đến trong quá trình triển khai xây dựng NTM, nhiều địa phương quá chú trọng đến xây dựng cơ bản, chưa đầu tư nhiều vào các giải pháp phát triển sản xuất; chưa chú trọng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp về làng vì sợ mất đất… nên thu nhập của người dân khó có thể nâng lên nhanh được.
Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, triển khai các dự án dạy nghề, tạo việc làm cho lao động địa phương, bản thân mỗi người dân cũng phải tự có ý thức trong tìm kiếm việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động. Có như vậy, việc xây dựng NTM ở Hà Nội mới có thể hoàn thành như mục tiêu đã đề ra.
Xã điểm cũng vướng
Khi được chọn làm điểm của huyện Phúc Thọ trong xây dựng NTM, Võng Xuyên là một trong những xã dẫn đầu của huyện về mọi mặt: Kinh tế, xã hội phát triển; đời sống người dân ở mức khá; hệ thống chính trị ổn định... Sau hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay, Võng Xuyên chỉ còn 5 tiêu chí (trong tổng số 19 tiêu chí) chưa đạt. Trong đó, tiêu chí thu nhập được Võng Xuyên xác định khó thực hiện nhất.
Phó Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên Đoàn Văn Khánh cho biết, thực hiện tiêu chí này, cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xã đang triển khai các dự án sản xuất rau an toàn, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa cây cảnh với diện tích gần 200ha. Đồng thời tích cực triển khai các bước xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nhờ đó, thu nhập của người dân từng bước nâng lên. Tuy nhiên, đến nay, bình quân thu nhập đầu người mới đạt 15,1 triệu đồng/năm. "Để đạt được tiêu chí thu nhập cao gấp 1,5 lần so với bình quân chung trong khu vực là khó thực hiện. Bởi thu nhập bình quân đầu người ở tất cả các địa phương mỗi năm một tăng, trong khi tại Võng Xuyên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40%)" - ông Khánh nói.
Còn tại xã Đại Áng (Thanh Trì), một trong 3 xã làm điểm xây dựng NTM của Hà Nội, sau gần 2 năm quyết tâm thực hiện, nay còn 4 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí về thu nhập. Chủ tịch UBND xã Đại Áng Trần Quốc Oai cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở Đại Áng mới đạt 15 triệu đồng/người/năm. Mặc dù đã tăng 3,5 triệu đồng so với cuối năm 2010, nhưng để cán đích đúng thời gian, vẫn còn khoảng cách khá xa. Hiện xã đang triển khai một số dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhưng quá trình thực hiện đang gặp khó. "Nếu tiêu chí thu nhập cứ tính "cứng nhắc" phải cao gấp 1,5 lần so với bình quân chung trong khu vực, thì tiêu chí này khó có thể về đích, trong khi thời gian xây dựng NTM ngắn"- ông Oai cho biết.
Nỗ lực gỡ khó
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Hoàng Thanh Vân cho biết, xác định thu nhập là tiêu chí khó nên thời gian qua, TP đã chỉ đạo các địa phương chú trọng thực hiện tiêu chí này. Ngay trong vụ xuân 2012, Hà Nội đã triển khai gieo cấy 3.400ha lúa chất lượng cao tại 11 huyện; 3.250ha rau an toàn tập trung; triển khai mô hình phát triển cây ăn quả có giá trị cao với diện tích 440ha… Tại các xã điểm cũng đang tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tổ chức dạy nghề, triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề...
Tuy nhiên, cái khó nhất để thực hiện tiêu chí thu nhập hiện nay ở Hà Nội là cơ cấu kinh tế ở các xã chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trong khi đó, các dự án trọng điểm phát triển nông nghiệp triển khai chậm, hiệu quả chưa cao. Đó là chưa kể đến trong quá trình triển khai xây dựng NTM, nhiều địa phương quá chú trọng đến xây dựng cơ bản, chưa đầu tư nhiều vào các giải pháp phát triển sản xuất; chưa chú trọng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp về làng vì sợ mất đất… nên thu nhập của người dân khó có thể nâng lên nhanh được.
Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, triển khai các dự án dạy nghề, tạo việc làm cho lao động địa phương, bản thân mỗi người dân cũng phải tự có ý thức trong tìm kiếm việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động. Có như vậy, việc xây dựng NTM ở Hà Nội mới có thể hoàn thành như mục tiêu đã đề ra.
Theo Ktdt