Xây dựng nông thôn mới: Nhìn dưới góc độ thực hiện các tiêu chí
- Thứ hai - 06/10/2014 00:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhà văn hóa xã Lạng Phong (Nho Quan) mới được đầu tư xây dựng. Ảnh: ĐL
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh, đến cuối tháng 9-2014, toàn tỉnh còn có 119 xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đã có 5 xã về đích (Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thiện-Yên Khánh; Yên Bình-thị xã Tam Điệp và Lạng Phong-Nho Quan); 21 xã đạt 14-18 tiêu chí; 56 xã đạt 9-13 tiêu chí; 37 xã đạt 5-8 tiêu chí.Về mức độ thực hiện các tiêu chí, ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Chánh Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết: Xác định quy hoạch là khâu quan trọng, là cơ sở để triển khai tổ chức, thực hiện xây dựng NTM nên UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp mời các đơn vị tư vấn về giúp các xã lập quy hoạch và xây dựng đề án xây dựng NTM. Quá trình lập quy hoạch và đề án, cấp ủy, chính quyền các xã đã phối hợp với các đơn vị tư vấn tổ chức bàn bạc dân chủ, công khai trong các đoàn thể, nhân dân cùng tham gia đóng góp, tạo sự nhất trí cao và đến hết năm 2012 đã có 100% xã hoàn thành lập quy hoạch chung cũng như đề án xây dựng NTM.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ làm thay đổi “bộ mặt” làng quê, đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân… mà còn là điều kiện, cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người nông dân. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, bằng nhiều nguồn lực và cách làm khác nhau, trong đó có sự đồng tình, ủng hộ, đóng góp sức người, sức của, tiền bạc của nhân dân, các địa phương trong tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 1.392 km đường giao thông nông thôn (trong đó có 709 km được bê tông hóa từ nguồn hỗ trợ 87.474 tấn xi măng của tỉnh) và xây mới, sửa chữa 386 cống dân sinh; tu bổ, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, thực hiện kiên cố hóa 188 km kênh mương do xã quản lý, nạo vét hàng nghìn km kênh mương nội đồng; sửa chữa và nâng cấp 4 công trình đê bao, hồ chứa nước; nâng cấp, mở rộng lắp đặt thêm 350 km đường dây cao thế, hạ thế và hàng trăm trạm biến áp, di chuyển hàng trăm cột điện vào lề đường, bàn giao 28 lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý.
Các địa phương đã xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa 155 trường học mầm non, tiểu học và THCS; xây mới, cải tạo, nâng cấp 34 nhà văn hóa xã; xây mới 3 khu thể thao, nâng cấp 14 khu; xây mới 249 nhà văn hóa thôn, nâng cấp 114 nhà; xây mới, nâng cấp 32 trụ sở UBND xã; đầu tư nâng cấp, cải tạo 35 chợ nông thôn; 100% xã và 40% thôn có mạng truy cập Internet; từ các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân, các địa phương đã chủ động đầu tư, cải tạo, nâng cấp 789 nhà tạm, đưa tỷ lệ nhà dân cư đạt chuẩn lên 63%...
Đến nay ở nhóm tiêu chí kết cấu hạ tầng có 13/119 xã đạt tiêu chí về giao thông, 19 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi, 90 xã đạt tiêu chí về điện, 49 xã đạt tiêu chí về trường học, 13 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, 40 xã đạt tiêu chí chợ, 116 xã đạt tiêu chí về bưu điện, 60 xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư.
Nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập được tỉnh và các địa phương xác định đây là tiêu chí quan trọng, có tính quyết định đến chương trình xây dựng NTM. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn như hỗ trợ sản xuất vụ đông, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, mở rộng diện tích cấy lúa chất lượng cao, chương trình giống, hỗ trợ dạy nghề nông thôn, hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Các địa phương đã tập trung xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với thực tế địa phương; thực hiện dồn điền, đổi thửa, chỉ đạo củng cố HTX. Đã triển khai 353 mô hình, nhân rộng 82 mô hình tốt; tổ chức 146 lớp đào tạo nghề cho học viên; mở 553 lớp chuyển giao kỹ thuật cho 37.360 lượt người. Tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dịch vụ làm nòng cốt, hỗ trợ phát triển các làng nghề… Các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, đưa các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng…
Do đó, giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác năm 2013 đạt bình quân 97 triệu đồng/ha, tăng 11 triệu đồng/ha so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 19,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,44%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 56%... Đến nay đã có 26 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 18 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, 75 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động, 115 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.
Nhóm tiêu chí về giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường cũng được các địa phương quan tâm đầu tư. Về giáo dục, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và có 109 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, toàn tỉnh đã có 111/119 trạm y tế xã đạt chuẩn, 64% người dân tham gia BHYT; 158 nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn; 71% thôn xóm được công nhận danh hiệu làng văn hóa. Trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các địa phương xây dựng nâng cấp 39 công trình nước sạch; cải tạo 102 bãi thu gom rác, mua 1.189 xe chở rác, xây mới 182 cống rãnh; 88 xã có tổ thu gom rác… Đến nay đã có 85 xã đạt chuẩn tiêu chí y tế, 69 xã đạt tiêu chí giáo dục, 78 xã đạt tiêu chí văn hóa, 31 xã đạt tiêu chí về môi trường.
Các tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị cơ sở và an ninh trật tự ngày càng được củng cố và tăng cường. Qua Chương trình xây dựng NTM đã nâng cao năng lực vận động quần chúng; khả năng tổ chức quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở và sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với các đoàn thể ngày càng cụ thể và hiệu quả… Đến nay đã có 102 xã đạt chuẩn về tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị, 119 xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, đưa nông thôn tiến kịp thành thị. Do đó, để thực hiện thành công Chương trình, trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực, sự đóng góp của cộng đồng dân cư để chung tay xây dựng NTM.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ làm thay đổi “bộ mặt” làng quê, đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân… mà còn là điều kiện, cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người nông dân. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, bằng nhiều nguồn lực và cách làm khác nhau, trong đó có sự đồng tình, ủng hộ, đóng góp sức người, sức của, tiền bạc của nhân dân, các địa phương trong tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 1.392 km đường giao thông nông thôn (trong đó có 709 km được bê tông hóa từ nguồn hỗ trợ 87.474 tấn xi măng của tỉnh) và xây mới, sửa chữa 386 cống dân sinh; tu bổ, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, thực hiện kiên cố hóa 188 km kênh mương do xã quản lý, nạo vét hàng nghìn km kênh mương nội đồng; sửa chữa và nâng cấp 4 công trình đê bao, hồ chứa nước; nâng cấp, mở rộng lắp đặt thêm 350 km đường dây cao thế, hạ thế và hàng trăm trạm biến áp, di chuyển hàng trăm cột điện vào lề đường, bàn giao 28 lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý.
Các địa phương đã xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa 155 trường học mầm non, tiểu học và THCS; xây mới, cải tạo, nâng cấp 34 nhà văn hóa xã; xây mới 3 khu thể thao, nâng cấp 14 khu; xây mới 249 nhà văn hóa thôn, nâng cấp 114 nhà; xây mới, nâng cấp 32 trụ sở UBND xã; đầu tư nâng cấp, cải tạo 35 chợ nông thôn; 100% xã và 40% thôn có mạng truy cập Internet; từ các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân, các địa phương đã chủ động đầu tư, cải tạo, nâng cấp 789 nhà tạm, đưa tỷ lệ nhà dân cư đạt chuẩn lên 63%...
Đến nay ở nhóm tiêu chí kết cấu hạ tầng có 13/119 xã đạt tiêu chí về giao thông, 19 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi, 90 xã đạt tiêu chí về điện, 49 xã đạt tiêu chí về trường học, 13 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, 40 xã đạt tiêu chí chợ, 116 xã đạt tiêu chí về bưu điện, 60 xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư.
Nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập được tỉnh và các địa phương xác định đây là tiêu chí quan trọng, có tính quyết định đến chương trình xây dựng NTM. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn như hỗ trợ sản xuất vụ đông, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, mở rộng diện tích cấy lúa chất lượng cao, chương trình giống, hỗ trợ dạy nghề nông thôn, hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Các địa phương đã tập trung xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với thực tế địa phương; thực hiện dồn điền, đổi thửa, chỉ đạo củng cố HTX. Đã triển khai 353 mô hình, nhân rộng 82 mô hình tốt; tổ chức 146 lớp đào tạo nghề cho học viên; mở 553 lớp chuyển giao kỹ thuật cho 37.360 lượt người. Tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dịch vụ làm nòng cốt, hỗ trợ phát triển các làng nghề… Các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, đưa các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng…
Do đó, giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác năm 2013 đạt bình quân 97 triệu đồng/ha, tăng 11 triệu đồng/ha so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 19,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,44%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 56%... Đến nay đã có 26 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 18 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, 75 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động, 115 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.
Nhóm tiêu chí về giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường cũng được các địa phương quan tâm đầu tư. Về giáo dục, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và có 109 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, toàn tỉnh đã có 111/119 trạm y tế xã đạt chuẩn, 64% người dân tham gia BHYT; 158 nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn; 71% thôn xóm được công nhận danh hiệu làng văn hóa. Trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các địa phương xây dựng nâng cấp 39 công trình nước sạch; cải tạo 102 bãi thu gom rác, mua 1.189 xe chở rác, xây mới 182 cống rãnh; 88 xã có tổ thu gom rác… Đến nay đã có 85 xã đạt chuẩn tiêu chí y tế, 69 xã đạt tiêu chí giáo dục, 78 xã đạt tiêu chí văn hóa, 31 xã đạt tiêu chí về môi trường.
Các tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị cơ sở và an ninh trật tự ngày càng được củng cố và tăng cường. Qua Chương trình xây dựng NTM đã nâng cao năng lực vận động quần chúng; khả năng tổ chức quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở và sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với các đoàn thể ngày càng cụ thể và hiệu quả… Đến nay đã có 102 xã đạt chuẩn về tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị, 119 xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, đưa nông thôn tiến kịp thành thị. Do đó, để thực hiện thành công Chương trình, trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực, sự đóng góp của cộng đồng dân cư để chung tay xây dựng NTM.
Theo baoninhbinh.org.vn