Xây dựng nông thôn mới –cách làm của Bình Dương
- Thứ ba - 09/04/2013 06:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thời gian qua, các mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Bình Dương (huyện Gia Bình) đã khẳng định vai trò trong việc nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế cũng như đóng góp vào Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới [NTM] ở địa phương này.
Mô hình nuôi cá thâm canh ở Bình Dương cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Trước đây, Bình Dương là một xã thuần nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, người dân nơi đây đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa năng suất bấp bênh sang làm mô hình nuôi trồng thủy sản. Từ một vài hộ thực hiện thành công, đến nay Bình Dương đã hình thành một vùng nuôi trồng thủy sản của huyện.
Nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những tiêu chí khó thực hiện khi xây dựng NTM, vì vậy chính quyền xã Bình Dương luôn tạo mọi điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Theo đó, bà con có nhu cầu phát triển trang trại được xã cho thuê đất với định mức ưu đãi thời gian dài, giúp bà con yên tâm đầu tư sản xuất. Ngoài ra, xã còn tạo điều kiện cho các hộ gặp khó khăn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi (mỗi hộ được vay 20 triệu đồng/năm). Xã cũng trích ngân sách và huy động các nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống điện, đường giao thông cho khu chuyển dịch, giao thông nội đồng của xã cơ bản đã được hoàn thiện.
Theo ông Nguyễn Duy Kiếm, Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh và là một trong những người đi đầu trong phong trào chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản: “Từ khi chuyển dịch sang làm kinh tế trang trại, các hộ dân trong xã đã bước đầu thu được những kết quả tích cực. Có rất nhiều những mô hình trang trại hiệu quả được bà con thực hiện như nuôi cá thâm canh, tôm càng xanh, ba ba, lợn siêu nạc... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thời gian gần đây, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi ba ba gai theo hướng thương phẩm và có những thành công bước đầu, đã sản xuất được ba ba gai giống, cho doanh thu ước tính khoảng 300 triệu đồng/ha/năm”.
Hiện nay, xây dựng NTM ở Bình Dương đạt được 13 tiêu chí, với tổng số 27 dự án, công trình được phê duyệt, tổng giá trị 111,92 tỷ đồng. Đã triển khai 22 công trình, hoàn thành nghiệm thu và bàn giao 17 công trình, trong đó, vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ 95,717 tỷ đồng, ngân sách xã 16,303 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân là 25,275 tỷ đồng.
Ông Lê Công Dũng, Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết: “Xác định chương trình xây dựng NTM là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và hết sức quan trọng. Thời gian qua, địa phương đã làm tốt công tác đào tạo, hỗ trợ phát triển các ngành nghề, đặc biệt là phát triển các hình thức sản xuất và liên kết sản xuất như các mô hình kinh tế trang trại, phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người của xã từ 18 triệu đồng/người/năm lên con số đạt chuẩn (25 triệu đồng/người/năm). Hiện tại chúng tôi đang triển khai dự án cung cấp nước sạch và cố gắng hoàn thành tiêu chí môi trường trong thời gian sớm nhất”.
Thời gian tới, UBND xã tập trung chỉ đạo hoàn thành các dự án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng NTM. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng NTM, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án với nhau một cách đồng bộ, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục. Đồng thời phát động thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích trong phong trào xây dựng NTM.
Nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những tiêu chí khó thực hiện khi xây dựng NTM, vì vậy chính quyền xã Bình Dương luôn tạo mọi điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Theo đó, bà con có nhu cầu phát triển trang trại được xã cho thuê đất với định mức ưu đãi thời gian dài, giúp bà con yên tâm đầu tư sản xuất. Ngoài ra, xã còn tạo điều kiện cho các hộ gặp khó khăn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi (mỗi hộ được vay 20 triệu đồng/năm). Xã cũng trích ngân sách và huy động các nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống điện, đường giao thông cho khu chuyển dịch, giao thông nội đồng của xã cơ bản đã được hoàn thiện.
Theo ông Nguyễn Duy Kiếm, Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh và là một trong những người đi đầu trong phong trào chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản: “Từ khi chuyển dịch sang làm kinh tế trang trại, các hộ dân trong xã đã bước đầu thu được những kết quả tích cực. Có rất nhiều những mô hình trang trại hiệu quả được bà con thực hiện như nuôi cá thâm canh, tôm càng xanh, ba ba, lợn siêu nạc... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thời gian gần đây, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi ba ba gai theo hướng thương phẩm và có những thành công bước đầu, đã sản xuất được ba ba gai giống, cho doanh thu ước tính khoảng 300 triệu đồng/ha/năm”.
Hiện nay, xây dựng NTM ở Bình Dương đạt được 13 tiêu chí, với tổng số 27 dự án, công trình được phê duyệt, tổng giá trị 111,92 tỷ đồng. Đã triển khai 22 công trình, hoàn thành nghiệm thu và bàn giao 17 công trình, trong đó, vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ 95,717 tỷ đồng, ngân sách xã 16,303 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân là 25,275 tỷ đồng.
Ông Lê Công Dũng, Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết: “Xác định chương trình xây dựng NTM là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và hết sức quan trọng. Thời gian qua, địa phương đã làm tốt công tác đào tạo, hỗ trợ phát triển các ngành nghề, đặc biệt là phát triển các hình thức sản xuất và liên kết sản xuất như các mô hình kinh tế trang trại, phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người của xã từ 18 triệu đồng/người/năm lên con số đạt chuẩn (25 triệu đồng/người/năm). Hiện tại chúng tôi đang triển khai dự án cung cấp nước sạch và cố gắng hoàn thành tiêu chí môi trường trong thời gian sớm nhất”.
Thời gian tới, UBND xã tập trung chỉ đạo hoàn thành các dự án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng NTM. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng NTM, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án với nhau một cách đồng bộ, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục. Đồng thời phát động thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích trong phong trào xây dựng NTM.
Theo baobacninh.com.vn