Xây dựng nông thôn mới cần gắn với môi trường bền vững
- Thứ ba - 20/01/2015 09:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Bí thư Huyện ủy Hoài Đức, ông Vương Duy Hướng, năm 2014, tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12,2%, chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Toàn huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã được TP cấp bằng công nhận làng nghề. Sản phẩm làng nghề phong phú, đa dạng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, một số mặt hàng dệt kim, mì, miến dong đã và đang xuất sang thị trường các nước như Nga, Ba Lan...
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thăm thầy và trò trường mầm non Yên Sở
An sinh xã hộ được đảm bảo, đời sống nhân dân được chăm lo. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2014 có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia, vượt chỉ tiêu TP giao. Như vậy, toàn huyện có 40/70 trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Về công tác xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã có 10/19 xã đạt tiêu chuẩn NTM, chiếm 52%, 9 xã còn lại đều đạt từ 14-16 tiêu chí trở lên. Bộ mặt nông thôn mới có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, hạ tầng xã hội, kỹ thuật phát triển....
Từ năm 2011 đến nay, huyện Hoài Đức đã huy động được xấp xỉ 1,4 triệu tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách Trung ương và TP cấp là 141.146 tỷ đồng; ngân sách huyện khoảng hơn 600.000 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 110.000 tỷ đồng và vốn lồng ghép hơn 200.000 tỷ đồng; huy động nhân dân đóng góp đạt gần 325.000 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp, xã hội hóa gần 11.600 tỷ đồng.
Trong nông nghiệp có nhiều mô hình sáng tạo, cho năng suất và thu nhập cao như mô hình trồng phật thủ, nhãn chín muộn, bưởi đường, cam Canh, rau an toàn...
Thăm trường mầm non xã Yên Sở, mô hình trồng phật thủ cho năng suất cao ở xã Đắc Sở, thăm khu liên hợp văn hóa, thể thao huyện Hoài Đức, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị ghi nhận những đổi thay của Hoài Đức trong những năm qua, bộ mặt nông thôn thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, văn minh, sung túc hơn. Điều này cũng chứng tỏ, Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng NTM đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thăm và động viên mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập cao ở Đắc Sở
Tuy vậy, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng lưu ý đội ngũ lãnh đạo huyện Hoài Đức cần quan tâm hơn nữa tới môi trường, phát triển kinh tế, xã hội gắn với môi trường bền vững, đặc biệt môi trường ở các làng nghề.
"Mặc dù số vốn huy động xây dựng NTM ở mức khá cao so với các huyện khác. Tuy vậy, Hoài Đức là huyện có nhiều lợi thế hơn, gần trung tâm TP, gần các quốc lộ lớn trong khi thu nhập của người dân ở mức cao. Vì vậy, trong năm 2015, cần phát huy hơn nữa việc xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NTM"- Bí thư Thành ủy đề nghị- "Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo cần năng động, sáng tạo, hướng dẫn bà con đa dạng hóa ngành nghề, trong nông nghiệp ngoài yếu tố năng suất cần quan tâm chất lượng, làm phong phú sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng..."
Toàn huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã được TP cấp bằng công nhận làng nghề. Sản phẩm làng nghề phong phú, đa dạng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, một số mặt hàng dệt kim, mì, miến dong đã và đang xuất sang thị trường các nước như Nga, Ba Lan...
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thăm thầy và trò trường mầm non Yên Sở
An sinh xã hộ được đảm bảo, đời sống nhân dân được chăm lo. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2014 có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia, vượt chỉ tiêu TP giao. Như vậy, toàn huyện có 40/70 trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Về công tác xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã có 10/19 xã đạt tiêu chuẩn NTM, chiếm 52%, 9 xã còn lại đều đạt từ 14-16 tiêu chí trở lên. Bộ mặt nông thôn mới có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, hạ tầng xã hội, kỹ thuật phát triển....
Từ năm 2011 đến nay, huyện Hoài Đức đã huy động được xấp xỉ 1,4 triệu tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách Trung ương và TP cấp là 141.146 tỷ đồng; ngân sách huyện khoảng hơn 600.000 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 110.000 tỷ đồng và vốn lồng ghép hơn 200.000 tỷ đồng; huy động nhân dân đóng góp đạt gần 325.000 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp, xã hội hóa gần 11.600 tỷ đồng.
Trong nông nghiệp có nhiều mô hình sáng tạo, cho năng suất và thu nhập cao như mô hình trồng phật thủ, nhãn chín muộn, bưởi đường, cam Canh, rau an toàn...
Thăm trường mầm non xã Yên Sở, mô hình trồng phật thủ cho năng suất cao ở xã Đắc Sở, thăm khu liên hợp văn hóa, thể thao huyện Hoài Đức, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị ghi nhận những đổi thay của Hoài Đức trong những năm qua, bộ mặt nông thôn thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, văn minh, sung túc hơn. Điều này cũng chứng tỏ, Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng NTM đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thăm và động viên mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập cao ở Đắc Sở
Tuy vậy, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng lưu ý đội ngũ lãnh đạo huyện Hoài Đức cần quan tâm hơn nữa tới môi trường, phát triển kinh tế, xã hội gắn với môi trường bền vững, đặc biệt môi trường ở các làng nghề.
"Mặc dù số vốn huy động xây dựng NTM ở mức khá cao so với các huyện khác. Tuy vậy, Hoài Đức là huyện có nhiều lợi thế hơn, gần trung tâm TP, gần các quốc lộ lớn trong khi thu nhập của người dân ở mức cao. Vì vậy, trong năm 2015, cần phát huy hơn nữa việc xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NTM"- Bí thư Thành ủy đề nghị- "Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo cần năng động, sáng tạo, hướng dẫn bà con đa dạng hóa ngành nghề, trong nông nghiệp ngoài yếu tố năng suất cần quan tâm chất lượng, làm phong phú sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng..."
Ngân Tuyền
Theo anninhthudo.vn
Theo anninhthudo.vn