Xây dựng nông thôn mới cần hướng đến mục tiêu của dân, do dân, vì dân
- Thứ bảy - 12/03/2016 08:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau 5 năm thực hiện, công tác xây dựng nông thôn mới trên bình diện cả nước đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp. Cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện chương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, cũng còn đó những tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ. Qua đó, việc nhận diện và thay đổi những bất cập từ cơ chế, chính sách là yêu cầu đặt ra để mục tiêu xây dựng nông thôn mới hướng đến thực chất và thật sự góp phần trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Ông Nguyễn Anh Kiệt, một người dân ở huyện Thanh Bình phấn khởi: "Nông thôn mới thì sẽ làm đổi thay nhiều thứ. Sản xuất, phát triển kinh tế có sự đổi mới, các thiết chế, đời sống văn hóa cũng có nhiều tiến bộ. Qua đó, người dân được giao lưu, học hỏi. Từ đó cho thấy người dân phải hiểu và thực hiện nhiệm vụ của mình để cùng với chính quyền để xây dựng."
Tại Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối nông thôn mới 2016 diễn ra trong ngày 11/3 tại Cần Thơ, báo cáo của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương nêu rõ tính đến nay cả nước có trên 1.760 xã với tỷ lệ 19,7% đạt chuẩn nông thôn mới; có 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, về mặt hiệu quả cho thấy, công tác xây dựng nông thôn mới góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên, những bất cập, khó khăn cũng phát sinh và bộc lộ trong quá trình thực hiện. Trong đó, sự chênh lệch về kết quả thực hiện giữa các vùng miền cũng ngày càng có sự khác biệt. Nếu tỷ lệ đạt chuẩn của miền Đông Nam bộ là hơn 46% thì vùng miền núi phía Bắc là chỉ hơn 9% và Tây nguyên là 15,5%. Bên cạnh đó, hàng loạt những vấn đề như cơ chế quản lý phối hợp giữa các bộ ngành và các cấp vẫn còn nhiều điểm vướng mắc; vẫn còn tồn tại biểu hiện chạy theo thành tích để sớm đạt chuẩn; tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình vẫn là một tồn tại, ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Văn Doanh, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Về phân bổ nguồn vốn, Bắc Giang chúng tôi cũng đề nghị là chúng ta tiếp tục quan tâm đến các điều kiện về dân số, diện tích rồi kết quả triển khai thực hiện để bố trí phân bổ. Chứ hiện nay có lẽ phân bổ theo tỷ lệ còn cào bằng và chia đều. Trong khi chỉ đạo là không dàn trải, tránh thất thoát, lãng phí mà không trọng tâm, trọng điểm là rất khó."
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho rằng để đảm bảo tính khả thi thực hiện được mục tiêu của chương trình, khuyến khích các địa phương phấn đấu đạt chuẩn phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế. Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương sẽ đề xuất giao chỉ tiêu phấn đấu đạt chuẩn đến 2020 cụ thể cho các địa phương theo hướng không chia đều, cào bằng. Trong đó, sẽ đẩy mạnh các giải pháp để tạo động lực cho các xã đặc biệt khó khăn vươn lên, thu hẹp khoảng cách doãng ra giữa các vùng, miền; tập trung phát triển theo chuỗi; có cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình.
Riêng về công tác tăng cường năng lực về xây dựng nông thôn mới ở các cấp, ông Nguyễn Minh Tiến nêu rõ: "Về việc tăng cường năng lực xây dựng nông thôn mới ở các cấp, đặc biệt ưu tiên cho các bộ cấp huyện, cấp xã và thôn. Hướng tới không chỉ dừng trong hệ thống, hiện rất nhiều địa phương vừa qua theo đánh giá của Quốc hội thì các địa phương cho rằng nên mở rộng tập huấn nông thôn mới đến các chủ nhiệm HTX, chủ trang trại, già làng, trưởng bản, những người có uy tín. Đấy mới thật sự là đội ngũ tham gia nông thôn mới. Hiện chúng tôi đang xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để mở rộng đào tạo nhóm đối tượng này."
Trong giai đoạn 2016-2020, mục tiêu cụ thể được xác định là phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách thì việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới là một trong những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực hiện chương trình.
Một tuyến đường giao thông ở xã nông thôn mới Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) (Ảnh: baodongthap.com.vn)
Tại tỉnh Đồng Tháp, đa số người dân phấn khởi cho biết chương trình xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước; đáp ứng đúng nhu cầu của đại bộ phận dân cư, là chủ trương hợp lòng dân. Đến nay, ở địa phương này đã có 27 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 5 năm qua, Đồng Tháp đã huy động trên 33.500 tỷ đồng để đầu tư thực hiện chương trình, trong đó có trên 700 tỷ đồng do chính người dân tự nguyện đóng góp. Qua đó, bộ mặt nông thôn toàn tỉnh thay đổi tích cực.Ông Nguyễn Anh Kiệt, một người dân ở huyện Thanh Bình phấn khởi: "Nông thôn mới thì sẽ làm đổi thay nhiều thứ. Sản xuất, phát triển kinh tế có sự đổi mới, các thiết chế, đời sống văn hóa cũng có nhiều tiến bộ. Qua đó, người dân được giao lưu, học hỏi. Từ đó cho thấy người dân phải hiểu và thực hiện nhiệm vụ của mình để cùng với chính quyền để xây dựng."
Tại Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối nông thôn mới 2016 diễn ra trong ngày 11/3 tại Cần Thơ, báo cáo của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương nêu rõ tính đến nay cả nước có trên 1.760 xã với tỷ lệ 19,7% đạt chuẩn nông thôn mới; có 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, về mặt hiệu quả cho thấy, công tác xây dựng nông thôn mới góp phần rất lớn trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên, những bất cập, khó khăn cũng phát sinh và bộc lộ trong quá trình thực hiện. Trong đó, sự chênh lệch về kết quả thực hiện giữa các vùng miền cũng ngày càng có sự khác biệt. Nếu tỷ lệ đạt chuẩn của miền Đông Nam bộ là hơn 46% thì vùng miền núi phía Bắc là chỉ hơn 9% và Tây nguyên là 15,5%. Bên cạnh đó, hàng loạt những vấn đề như cơ chế quản lý phối hợp giữa các bộ ngành và các cấp vẫn còn nhiều điểm vướng mắc; vẫn còn tồn tại biểu hiện chạy theo thành tích để sớm đạt chuẩn; tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình vẫn là một tồn tại, ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Văn Doanh, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Về phân bổ nguồn vốn, Bắc Giang chúng tôi cũng đề nghị là chúng ta tiếp tục quan tâm đến các điều kiện về dân số, diện tích rồi kết quả triển khai thực hiện để bố trí phân bổ. Chứ hiện nay có lẽ phân bổ theo tỷ lệ còn cào bằng và chia đều. Trong khi chỉ đạo là không dàn trải, tránh thất thoát, lãng phí mà không trọng tâm, trọng điểm là rất khó."
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho rằng để đảm bảo tính khả thi thực hiện được mục tiêu của chương trình, khuyến khích các địa phương phấn đấu đạt chuẩn phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế. Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương sẽ đề xuất giao chỉ tiêu phấn đấu đạt chuẩn đến 2020 cụ thể cho các địa phương theo hướng không chia đều, cào bằng. Trong đó, sẽ đẩy mạnh các giải pháp để tạo động lực cho các xã đặc biệt khó khăn vươn lên, thu hẹp khoảng cách doãng ra giữa các vùng, miền; tập trung phát triển theo chuỗi; có cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình.
Riêng về công tác tăng cường năng lực về xây dựng nông thôn mới ở các cấp, ông Nguyễn Minh Tiến nêu rõ: "Về việc tăng cường năng lực xây dựng nông thôn mới ở các cấp, đặc biệt ưu tiên cho các bộ cấp huyện, cấp xã và thôn. Hướng tới không chỉ dừng trong hệ thống, hiện rất nhiều địa phương vừa qua theo đánh giá của Quốc hội thì các địa phương cho rằng nên mở rộng tập huấn nông thôn mới đến các chủ nhiệm HTX, chủ trang trại, già làng, trưởng bản, những người có uy tín. Đấy mới thật sự là đội ngũ tham gia nông thôn mới. Hiện chúng tôi đang xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để mở rộng đào tạo nhóm đối tượng này."
Trong giai đoạn 2016-2020, mục tiêu cụ thể được xác định là phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách thì việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới là một trong những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực hiện chương trình.
Theo Thanh Tùng - VOV thường trú ĐBSCL