Xây dựng nông thôn mới ở Nam Hà Đã “Nảy chồi, đơm hoa”
- Thứ sáu - 15/03/2013 02:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nông dân Nam Hà sử dụng cơ giới trong khâu làm đất sau dồn điền đổi thửa. |
Nam Hà (Tiền Hải) là xã nằm sâu trong vùng nội, đồng cách trung tâm huyện gần 10km, có 4 thôn, với 1.804 hộ, 6.484 người. Từ nhiều năm nay, câu hỏi làm thế nào nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân luôn trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nam Hà. Chủ trương xây dựng nông thôn mới (XDNTM) như ngọn đuốc soi đường, tiếp sinh khí cho Nam Hà tìm chọn lối đi đúng đắn, chính xác. Tuy chưa “kết trái” nhưng bước đầu XDNTM ở Nam Hà đã “nẩy chồi, đơm hoa”.
Bước đầu thực hiện chủ trương XDNTM và các quyết định, hướng dẫn của tỉnh về công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp, Nam Hà cũng là một trong số xã hoàn thành nhanh, gọn, chất lượng khá, đưa vào sản xuất ngay từ vụ xuân 2013. Cùng với nâng cao hiệu quả sản xuất, thành công DĐĐT ở Nam Hà đang tác động tích cực đến nhiều mặt khác của phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Năm 2002, Nam Hà đã thực hiện dồn điền đổi thửa lần thứ nhất, với bình quân 2,3 thửa/ hộ (giảm được từ 2 – 3 thửa/hộ). Song kết quả này vẫn còn nhiều hạn chế: chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa, chưa đáp ứng tưới tiêu khoa học, chưa đưa được đồng bộ cơ giới hóa vào đồng ruộng… dẫn đến giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác và giá trị ngày công lao động thấp.
Thực hiện chủ trương DĐĐT theo mô hình nông thôn mới, Nam Hà đã tiến hành các bước đi bài bản từ công tác tuyên truyền đến các bước khảo sát đánh giá thực trạng… lên các phương án, xin ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn thể, ý kiến đóng góp của từng hộ gia đình, với hàng chục cuộc họp “lên, xuống”, để có được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Bảo đảm tính công bằng, hợp lý giữa các hộ trong thôn, thông qua góp ý của nhân dân, Nam Hà phân thành 3 loại đất: A, B, C và chia ra 2 nhóm: Đất loại A và C vào một nhóm, giao cho các hộ xin nhận 2 thửa; đất loại B giao cho các hộ xin nhận 1 thửa (hộ có 6 sào trở lên). Đến ngày 23/12/2012, mọi công việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, kể cả phương án chia ruộng trên bản đồ, được công khai hóa đến tận các thôn.
Tiếp đó là những ngày nhộn nhịp, nhân dân các thôn náo nức ra đồng nhận ruộng ngoài thực địa. Ngày 15/1, hộ cuối cùng và thôn cuối cùng đã hoàn thành DĐĐT, tập trung cho sản xuất vụ xuân 2013. Kết quả sau DĐĐT, mỗi hộ chỉ còn gần 1,5 thửa, mỗi thôn hành chính chỉ có 1 – 2 vùng canh tác khá thuận lợi cho sản xuất. Sau dồn điền đổi thửa, Nam Hà đã đưa được 50% diện tích cấy giống lúa chất lượng cao vào canh tác tập trung trong vùng sản xuất. Nét mới là, có hộ cấy 100% diện tích nhận khoán bằng 1 loại giống, theo đúng kế hoạch của HTX DVNN. Đây còn là điều kiện tốt, ổn định lâu dài để nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Ngoài ra, trong một vùng cấy cùng một giống nên HTX DV đã điều hành khá thuận lợi khâu làm đất, tưới tiêu... nên bảo đảm lịch thời vụ. Công tác chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh cũng thuận lợi hơn. Thắng lợi dồn điền đổi thửa ở Nam Hà còn tạo phong trào đầu tư cho cơ giới nông nghiệp, xã có 50 máy cày tay và mua thêm được 3 máy làm đất đa năng...
Tâm sự với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Đào Văn Thọ cho biết: khí thế XDNTM đang tiếp sức cho Nam Hà khởi động được nhiều phong trào thi đua khác. Để DĐĐT và xây dựng cơ sở hạ tầng, toàn xã phải cần thêm 244.589 m2 đất nông nghiệp, các hộ dân đã tự nguyện hiến bình quân 26m2/sào. Có quỹ đất, các thôn đã thi đua đẩy nhanh tiến độ đào đắp thủy lợi đồng ruộng. Chỉ trong một tháng, toàn xã đã hoàn thành hàng trăm ngàn mét khối đất đắp đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng. Phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn đã cuốn hút nhiều dòng họ, nhiều gia đình hưởng ứng sôi động. Thôn Đông Quách, sau khi quy hoạch giao thông được duyệt, thôn đã có 7 cuộc họp để nhân dân tham gia “hiến kế, hiến tiền” xây dựng, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được 732,54 triệu đồng, trong đó dân tự nguyện đóng góp 130 triệu đồng, con em các gia đình làm ăn ở xa gửi về đóng góp 41 triệu đồng, các đảng viên nơi cư trú cũng đóng góp 11,9 triệu đồng.
Ngoài ra, các hộ dân cư còn góp 250 ngày công, 102m3 gạch vỡ. Ngày xây dựng lại đường đông vui như ngày hội, dân làng Đông Quách từ già đến trẻ đổ ra công trường, ai cũng muốn làm một việc nào đó từ đào, xúc đất, đến đầm gạch vỡ, vận chuyển vật liệu… Các nhóm hộ dân cư còn tự nguyện nấu nước phục vụ thi công. đường làm đến xóm nào, nhân dân tự nguyện nấu cơm cho thợ chính… Từ phong trào tự nguyện của thôn Đông Quách đã lan tỏa sang thôn Vĩnh Trung và các thôn khác. Khác với phong trào xây dựng đường – trường – trạm - điện những năm 1995, phong trào xây dựng giao thông nông thôn theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Nam Hà vừa qua đúng là cuộc cách mạng về tư tưởng, bởi dân làm vì dân, dân giám sát nên công trình vừa đẹp, vừa gọn, vừa bền, thanh quyết toán sòng phẳng không để lại hậu quả xấu.
Trở lại Nam Hà lần này, đi trên những con đường bê tông mới xây dựng, cảm nhận không khí lao động hăng say của bà con trên những thửa ruộng lớn, hứa hẹn mùa vàng bội thu hơn. Đó là tiền đề để Nam Hà phấn đấu năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 98 tỷ đồng (tăng 15,7% so với năm 2012) và giá trị sản xuất bình quân đạt 14 triệu đồng/người/năm.
Bước đầu thực hiện chủ trương XDNTM và các quyết định, hướng dẫn của tỉnh về công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp, Nam Hà cũng là một trong số xã hoàn thành nhanh, gọn, chất lượng khá, đưa vào sản xuất ngay từ vụ xuân 2013. Cùng với nâng cao hiệu quả sản xuất, thành công DĐĐT ở Nam Hà đang tác động tích cực đến nhiều mặt khác của phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Năm 2002, Nam Hà đã thực hiện dồn điền đổi thửa lần thứ nhất, với bình quân 2,3 thửa/ hộ (giảm được từ 2 – 3 thửa/hộ). Song kết quả này vẫn còn nhiều hạn chế: chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa, chưa đáp ứng tưới tiêu khoa học, chưa đưa được đồng bộ cơ giới hóa vào đồng ruộng… dẫn đến giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác và giá trị ngày công lao động thấp.
Thực hiện chủ trương DĐĐT theo mô hình nông thôn mới, Nam Hà đã tiến hành các bước đi bài bản từ công tác tuyên truyền đến các bước khảo sát đánh giá thực trạng… lên các phương án, xin ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn thể, ý kiến đóng góp của từng hộ gia đình, với hàng chục cuộc họp “lên, xuống”, để có được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Bảo đảm tính công bằng, hợp lý giữa các hộ trong thôn, thông qua góp ý của nhân dân, Nam Hà phân thành 3 loại đất: A, B, C và chia ra 2 nhóm: Đất loại A và C vào một nhóm, giao cho các hộ xin nhận 2 thửa; đất loại B giao cho các hộ xin nhận 1 thửa (hộ có 6 sào trở lên). Đến ngày 23/12/2012, mọi công việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, kể cả phương án chia ruộng trên bản đồ, được công khai hóa đến tận các thôn.
Tiếp đó là những ngày nhộn nhịp, nhân dân các thôn náo nức ra đồng nhận ruộng ngoài thực địa. Ngày 15/1, hộ cuối cùng và thôn cuối cùng đã hoàn thành DĐĐT, tập trung cho sản xuất vụ xuân 2013. Kết quả sau DĐĐT, mỗi hộ chỉ còn gần 1,5 thửa, mỗi thôn hành chính chỉ có 1 – 2 vùng canh tác khá thuận lợi cho sản xuất. Sau dồn điền đổi thửa, Nam Hà đã đưa được 50% diện tích cấy giống lúa chất lượng cao vào canh tác tập trung trong vùng sản xuất. Nét mới là, có hộ cấy 100% diện tích nhận khoán bằng 1 loại giống, theo đúng kế hoạch của HTX DVNN. Đây còn là điều kiện tốt, ổn định lâu dài để nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Ngoài ra, trong một vùng cấy cùng một giống nên HTX DV đã điều hành khá thuận lợi khâu làm đất, tưới tiêu... nên bảo đảm lịch thời vụ. Công tác chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh cũng thuận lợi hơn. Thắng lợi dồn điền đổi thửa ở Nam Hà còn tạo phong trào đầu tư cho cơ giới nông nghiệp, xã có 50 máy cày tay và mua thêm được 3 máy làm đất đa năng...
Tâm sự với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Đào Văn Thọ cho biết: khí thế XDNTM đang tiếp sức cho Nam Hà khởi động được nhiều phong trào thi đua khác. Để DĐĐT và xây dựng cơ sở hạ tầng, toàn xã phải cần thêm 244.589 m2 đất nông nghiệp, các hộ dân đã tự nguyện hiến bình quân 26m2/sào. Có quỹ đất, các thôn đã thi đua đẩy nhanh tiến độ đào đắp thủy lợi đồng ruộng. Chỉ trong một tháng, toàn xã đã hoàn thành hàng trăm ngàn mét khối đất đắp đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng. Phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn đã cuốn hút nhiều dòng họ, nhiều gia đình hưởng ứng sôi động. Thôn Đông Quách, sau khi quy hoạch giao thông được duyệt, thôn đã có 7 cuộc họp để nhân dân tham gia “hiến kế, hiến tiền” xây dựng, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được 732,54 triệu đồng, trong đó dân tự nguyện đóng góp 130 triệu đồng, con em các gia đình làm ăn ở xa gửi về đóng góp 41 triệu đồng, các đảng viên nơi cư trú cũng đóng góp 11,9 triệu đồng.
Ngoài ra, các hộ dân cư còn góp 250 ngày công, 102m3 gạch vỡ. Ngày xây dựng lại đường đông vui như ngày hội, dân làng Đông Quách từ già đến trẻ đổ ra công trường, ai cũng muốn làm một việc nào đó từ đào, xúc đất, đến đầm gạch vỡ, vận chuyển vật liệu… Các nhóm hộ dân cư còn tự nguyện nấu nước phục vụ thi công. đường làm đến xóm nào, nhân dân tự nguyện nấu cơm cho thợ chính… Từ phong trào tự nguyện của thôn Đông Quách đã lan tỏa sang thôn Vĩnh Trung và các thôn khác. Khác với phong trào xây dựng đường – trường – trạm - điện những năm 1995, phong trào xây dựng giao thông nông thôn theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Nam Hà vừa qua đúng là cuộc cách mạng về tư tưởng, bởi dân làm vì dân, dân giám sát nên công trình vừa đẹp, vừa gọn, vừa bền, thanh quyết toán sòng phẳng không để lại hậu quả xấu.
Trở lại Nam Hà lần này, đi trên những con đường bê tông mới xây dựng, cảm nhận không khí lao động hăng say của bà con trên những thửa ruộng lớn, hứa hẹn mùa vàng bội thu hơn. Đó là tiền đề để Nam Hà phấn đấu năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 98 tỷ đồng (tăng 15,7% so với năm 2012) và giá trị sản xuất bình quân đạt 14 triệu đồng/người/năm.
Bài, ảnh: Phan Anh
Nguồn:baothaibinh.com.vn