Xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số
- Thứ tư - 19/06/2019 02:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đường về xã Nghĩa Sơn, huyện Tư Nghĩa là xã miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh baoquangngai.vn |
Theo báo cáo của UBND tỉnh, toàn tỉnh có 164 xã tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi là 64 xã và 6 xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng.
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới vùng miền núi và dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2019 trên 3.300 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có 07 xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.
Ngoài các xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện có 07 xã đạt 19 tiêu chí, 03 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 21 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 39 xã đạt từ 5- 9 tiêu chí.
Thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2020, có 13 xã vùng miền núi đạt chuẩn nông thôn mới
Mục tiêu đến cuối năm 2020, tỉnh phấn đấu có 98 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 13 xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Số tiêu chí bình quân/xã 16,5; trong đó các xã vùng dân tộc miền núi là 13,5.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh đề ra một số giải pháp yêu cầu tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, thường xuyên củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình.
Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu về dân sinh, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thích ứng biến đổi khí hậu và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách thực hiện cho giai đoạn sau 2020. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, triển khai thực hiện đúng nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình. Tiếp tục cụ thể hóa các tiêu chí của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị theo yêu cầu tại Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xây dựng dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
Huy động, tận dụng tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình, lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội ở cấp xã, gắn với việc thực hiện các tiêu chí hạ tầng trong Chương trình.
Tiếp tục tổ chức tốt công tác tuyên truyền để vận động người dân nông thôn đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trọng tâm là các công trình quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp như đường thôn, ngõ xóm, nhà văn hóa và khu thể thao thôn,....
Ngoài các xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện có 07 xã đạt 19 tiêu chí, 03 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 21 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 39 xã đạt từ 5- 9 tiêu chí.
Thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2020, có 13 xã vùng miền núi đạt chuẩn nông thôn mới
Mục tiêu đến cuối năm 2020, tỉnh phấn đấu có 98 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 13 xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Số tiêu chí bình quân/xã 16,5; trong đó các xã vùng dân tộc miền núi là 13,5.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh đề ra một số giải pháp yêu cầu tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, thường xuyên củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình.
Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu về dân sinh, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thích ứng biến đổi khí hậu và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách thực hiện cho giai đoạn sau 2020. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, triển khai thực hiện đúng nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình. Tiếp tục cụ thể hóa các tiêu chí của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị theo yêu cầu tại Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xây dựng dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
Huy động, tận dụng tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình, lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội ở cấp xã, gắn với việc thực hiện các tiêu chí hạ tầng trong Chương trình.
Tiếp tục tổ chức tốt công tác tuyên truyền để vận động người dân nông thôn đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trọng tâm là các công trình quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp như đường thôn, ngõ xóm, nhà văn hóa và khu thể thao thôn,....
Theo T.D/quangngai.gov.vn