Xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Trì Khai thác tiềm năng, nâng cao thu nhập
- Chủ nhật - 19/05/2013 03:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
t xã đạt tiêu chí thu nhập
Là xã điểm NTM của TP Hà Nội, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì nhận được sự quan tâm đầu tư rất lớn trong thời gian qua. Chính quyền xã đã tích cực vào cuộc triển khai nhiều chương trình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đơn cử, mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa với diện tích 27ha tại thôn Vĩnh Trung và trồng nấm, nuôi ốc nhồi thương phẩm... Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 22,8 triệu đồng/người/năm, tăng đáng kể so với trước nhưng vẫn chưa đạt tiêu chí NTM.
Đường giao thông nông thôn kết hợp giao thông nội đồng của xã Đại Áng, huyện Thanh Trì vừa hoàn thành. Ảnh: Quang Thiện
Ông Trần Quốc Oai, Chủ tịch UBND xã Đại Áng cho biết, kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng việc thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân còn gặp khó khăn. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện một số dự án phát triển kinh tế còn chậm, hiệu quả chưa cao. "Xã đã quy hoạch chuyển đổi diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản đạt gần 70ha, tuy nhiên công tác vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi gặp nhiều khó khăn" - ông Oai chia sẻ.
Tiêu chí thu nhập cũng đang là bài toán khó của nhiều xã khác trên địa bàn huyện Thanh Trì. Bà Đặng Thị Hiền, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì cho biết, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng thu nhập bền vững cho đa số nông dân rất khó khăn do hiện nay lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Mặt khác, việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp rất khó khăn. Hiện nay, toàn huyện Thanh Trì mới có 4/15 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM về thu nhập là Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Tân Triều và Thanh Liệt.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Với số dân sản xuất nông nghiệp còn tương đối lớn, giải pháp quan trọng để nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Thanh Trì là tích cực dồn điền đổi thửa, sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung. Theo kế hoạch, toàn huyện phải thực hiện dồn điền đổi thửa 852ha đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, đến nay diện tích đã dồn mới đạt 48,4ha. Hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng ở nhiều nơi còn yếu kém, gây khó khăn cho việc sản xuất.Theo bà Chu Nguyên Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, thời gian tới, huyện chủ trương khai thác mọi tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và huy động nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Bà Thành cũng kiến nghị, TP tăng nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện cho các HTX dịch vụ nông nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao và đẩy mạnh chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp như miễn tiền thuê đất, hỗ trợ thuế...
Tại buổi làm việc với UBND huyện Thanh Trì về chương trình xây dựng NTM mới đây, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh đã đề nghị huyện quan tâm hơn nữa nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như rau an toàn, gà an toàn, nấm ăn...
Đồng thời, mở rộng làng nghề truyền thống, đưa một số nghề mới để tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, phát huy thuận lợi về vị trí địa lý gần trung tâm TP, thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn.
Ngoài ra, huyện có cơ chế vận hành, sử dụng các chợ có hiệu quả để chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Huyện Thanh Trì đặt mục tiêu năm 2013 có 5 xã đạt chuẩn NTM là Đại Áng, Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Tân Triều, Ngũ Hiệp. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM đạt 65%; giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 115 triệu đồng/ha. |
Thiện Quang (ktdt.com.vn)