Xây dựng nông thôn mới theo hướng giá trị kinh tế cao

Xây dựng nông thôn mới theo hướng giá trị kinh tế cao
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), kiêm Phó Ban Thường trực BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM - cho rằng việc chuyển đổi thành công từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị, tập trung vào cây con có giá trị kinh tế cao, không cần nhiều đất nông nghiệp như hoa kiểng, cá cảnh, rau an toàn.

Tại buổi sơ kết chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2013 và 2 năm thực hiện phong trào TP chung sức xây dựng NTM, vừa được tổ chức tại TP HCM, ông Nguyễn Văn Đua, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) về chương trình xây dựng NTM, cho biết vai trò chủ thể (người dân tại chỗ - cũng là người thụ hưởng) trong quá trình xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng NTM thời gian qua.

 Trong đó nuôi yến đang được TP HCM thí điểm thành công, khai thác lợi thế nguồn thức ăn từ rừng ngập mặn giúp cho giá trị thực tế 1 ha đất canh tác tăng lên 282 triệu đồng. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp năm 2013 lên đến 5,6%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,1%.

 

Sản xuất rau sạch tại TP HCM đang được thị trường tiêu thụ mạnh
Sản xuất rau sạch tại TP HCM đang được thị trường tiêu thụ mạnh

 

TP HCM còn chú trọng đào tạo nghề nhằm chuyển dịch lực lượng lao động nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhờ khai thác tốt lợi thế các khu công nghiệp. Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thi. Phát huy khả năng của một đô thị có nền kinh tế lớn, huy động các nguồn lực.

Theo ông Nguyễn Văn Đua việc phát huy hiệu quả vai trò chủ thể trong xây dựng NTM và cũng là người thụ hưởng, là người dân nông thôn trong việc xây dựng NTM tại các xã. Nếu các địa phương không làm tốt việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân hiểu được ý nghĩa của chủ trương sẽ khó có thể vận động gần 8.000 hộ dân hiến 84 ha đất để xây dựng giao thông nông thôn. Người dân còn tham gia vào việc góp sức xây dựng giáo dục, y tế. Trong số 14.500 tỉ đồng tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn nhà nước chỉ chiếm 27%, với 3.300 tỉ đồng, số còn lại là từ người dân tại chỗ đóng góp. Có chính sách phù hợp giúp khuyến khích mọi người mạnh dạn đầu tư vào sản xuất như hỗ trợ lãi suất ngân hàng. Một đồng vốn “mồi” của TP bỏ ra đã huy động được 33 đồng vốn xã hội từ người dân và ngân hàng (trong tổng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp khoảng 7.400 tỉ đồng, nhà nước chỉ có 187 tỉ đồng).

Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, cho biết nhờ nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đoàn viên, hội viên Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, đã giúp phát huy sức mạnh, cùng người dân tham gia nền nông nghiệp đô thị. Nhà nước quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xây dựng mô hình, đào tạo nghề cho nông dân sản xuất. Xây dựng chính sách, khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển sản xuất.

Khi nhận thức được xây dựng NTM là cho chính gia đình, vùng quê của mình nên người dân không ngại bỏ vốn phát triển sản xuất. Xây dựng NTM là để thu nhập người dân tăng thêm, nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Theo nld.com.vn