Xây dựng thành công mô hình nghĩa trang văn minh
- Thứ ba - 21/05/2013 23:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nghĩa trang nhân dân công giáo Giáo Thiện được quy hoạch hiện đại. |
Gian nan vận động
Ðến Quỳnh Minh, mọi người đều dễ dàng nhận thấy một diện mạo nông thôn mới đã hiện diện ở khắp mọi nơi. Là một xã điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tới nay Quỳnh Minh đã hoàn thiện 18/19 tiêu chí. Trong đó, thành công trong việc xây dựng mô hình nghĩa trang nhân dân văn minh theo tiêu chí thứ 17 đã đưa Quỳnh Minh trở thành xã đầu tiên trong tỉnh hoàn thành việc quy hoạch nghĩa trang.
Ðồng chí Lương Khánh Nhịnh, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Minh cho chúng tôi biết: Tuy đã có sự phân lập khu chôn cất nhưng mới đầu mỗi thôn có một khu nghĩa trang riêng, việc chôn cất cũng như xây cất mộ còn tự do. Người dân còn nặng về phong tục tập quán, trước khi chôn cất còn phải chọn hướng, chọn đất nên việc quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.
Ðể hoàn thành việc quy hoạch nghĩa trang tập trung theo cụm thôn trong xã, chính quyền xã Quỳnh Minh luôn chú trọng tới khâu tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mai táng theo đúng quy định, trình tự cũng như tổ chức việc hiếu theo nếp sống mới. Ngoài việc vận động nhân dân thực hiện đúng và đủ 11 điều trong quy định sử dụng và quản lý nghĩa trang như nơi chôn cất, bảo đảm vệ sinh môi trường, xa khu dân cư, xây cất mộ đúng tiêu chuẩn chiều cao tối đa không vượt quá 2m, rộng 2m2… cấp ủy, chính quyền xã còn đề cao tinh thần tự giác của mỗi đảng viên. Ðảng viên thuộc dòng họ, chi họ nào có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên trong dòng họ, chi họ của mình. Ðồng thời, xã đã đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang vào quy chế xét thi đua khen thưởng với các thôn làng.
Ở Quỳnh Minh hiện nay, việc xây dựng khu nghĩa trang kiểu mẫu đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Việc chôn cất theo cụm thôn cho thấy nhiều lợi ích thiết thực. Ðiển hình là khu nghĩa trang nhân dân Công giáo Giáo Thiện, Giáo xứ Bồ Ngọc. Ðây là khu nghĩa trang được thiết kế theo mô hình nghĩa trang liệt sĩ. Các phần mộ từ lâu đời cho tới những phần mộ mới đều được quy tập về một khu với cùng một kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc. Ðiều đáng nói, nghĩa trang Giáo Thiện là công trình do bà con giáo dân tự nguyện đóng góp kinh phí đầu tư. Chính quyền xã chỉ đạo xây dựng theo đúng quy định.
Bên cạnh những thuận lợi, Quỳnh Minh cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình quy hoạch nghĩa trang. Ông Phạm Văn Chương, cán bộ văn hóa xã cho biết: Công tác vận động gặp nhiều khó khăn đối với các gia đình không cư trú tại quê hương. Có nhiều trường hợp con cháu làm ăn xa, có tiền của muốn về quê xây mộ cho bố mẹ, ông bà do chưa được quán triệt những quy định mới nên họ thuê người thiết kế bản vẽ để xây lăng mộ quá rộng, thậm chí nhiều gia đình còn làm trái quy định, khi cam kết thì thế này nhưng khi thực hiện họ lại làm ngược lại. Tuy nhiên sau nhiều lần vận động, tất cả các gia đình đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Ngoài quy định về việc tang, tu sửa mộ thì việc quản lý và bảo vệ nghĩa trang cũng được chính quyền xã Quỳnh Minh chú trọng. Mỗi nghĩa trang đều có quản trang đảm nhiệm việc giám sát, chôn cất, xây dựng và ra vào nghĩa trang. Mỗi thôn đều có một ban tổ chức tang lễ theo nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Trước khi chôn cất và xây dựng, người thân phải ký cam kết thực hiện đúng quy chế.
Mô hình cần được nhân rộng
Tính đến năm 2012, diện tích đất nghĩa trang của toàn xã Quỳnh Minh là 2,4 ha với 4 nghĩa trang thuộc các khu Cầu Quốc, Ðống An, Thượng Xá, Ðồng Ðường. Mỗi nghĩa trang thuộc quản lý của cụm gồm 3 thôn liền kề. Diện tích đất quy hoạch dành cho nghĩa trang nhân dân đến năm 2020 là 3,51 ha trên diện tích cũ được mở rộng, đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc mai táng, chôn cất trong khu vực hung táng được sắp xếp theo đúng quy định để bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mô hình nghĩa trang văn minh còn cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý nguồn quỹ đất của địa phương. Phần đất trong khu vực hung táng sau vài năm cải tạo có thể canh tác nông nghiệp hoặc chuyển đổi sản xuất, tái sử dụng làm nơi mai táng khi đủ điều kiện. Sau nhiều năm cải tạo, quy hoạch song song với việc vận động, tuyên truyền xây dựng NTM, trong đó có việc thực hiện tiêu chí thứ 17, cách làm, kết quả của Quỳnh Minh được các cấp, các ngành đánh giá cao. Các xã trong tỉnh nên học tập mô hình này, tuy nhiên tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để thực hiện có hiệu quả.
Mô hình xây dựng nghĩa trang văn minh của Quỳnh Minh cho thấy một nét đẹp trong nếp sống văn hóa mới của người dân. Ðây không chỉ là đạo lý hướng về nguồn cội mà còn là trách nhiệm của chúng ta với hậu thế mai sau.
Ðến Quỳnh Minh, mọi người đều dễ dàng nhận thấy một diện mạo nông thôn mới đã hiện diện ở khắp mọi nơi. Là một xã điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tới nay Quỳnh Minh đã hoàn thiện 18/19 tiêu chí. Trong đó, thành công trong việc xây dựng mô hình nghĩa trang nhân dân văn minh theo tiêu chí thứ 17 đã đưa Quỳnh Minh trở thành xã đầu tiên trong tỉnh hoàn thành việc quy hoạch nghĩa trang.
Ðồng chí Lương Khánh Nhịnh, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Minh cho chúng tôi biết: Tuy đã có sự phân lập khu chôn cất nhưng mới đầu mỗi thôn có một khu nghĩa trang riêng, việc chôn cất cũng như xây cất mộ còn tự do. Người dân còn nặng về phong tục tập quán, trước khi chôn cất còn phải chọn hướng, chọn đất nên việc quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.
Ðể hoàn thành việc quy hoạch nghĩa trang tập trung theo cụm thôn trong xã, chính quyền xã Quỳnh Minh luôn chú trọng tới khâu tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mai táng theo đúng quy định, trình tự cũng như tổ chức việc hiếu theo nếp sống mới. Ngoài việc vận động nhân dân thực hiện đúng và đủ 11 điều trong quy định sử dụng và quản lý nghĩa trang như nơi chôn cất, bảo đảm vệ sinh môi trường, xa khu dân cư, xây cất mộ đúng tiêu chuẩn chiều cao tối đa không vượt quá 2m, rộng 2m2… cấp ủy, chính quyền xã còn đề cao tinh thần tự giác của mỗi đảng viên. Ðảng viên thuộc dòng họ, chi họ nào có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên trong dòng họ, chi họ của mình. Ðồng thời, xã đã đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang vào quy chế xét thi đua khen thưởng với các thôn làng.
Ở Quỳnh Minh hiện nay, việc xây dựng khu nghĩa trang kiểu mẫu đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Việc chôn cất theo cụm thôn cho thấy nhiều lợi ích thiết thực. Ðiển hình là khu nghĩa trang nhân dân Công giáo Giáo Thiện, Giáo xứ Bồ Ngọc. Ðây là khu nghĩa trang được thiết kế theo mô hình nghĩa trang liệt sĩ. Các phần mộ từ lâu đời cho tới những phần mộ mới đều được quy tập về một khu với cùng một kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc. Ðiều đáng nói, nghĩa trang Giáo Thiện là công trình do bà con giáo dân tự nguyện đóng góp kinh phí đầu tư. Chính quyền xã chỉ đạo xây dựng theo đúng quy định.
Bên cạnh những thuận lợi, Quỳnh Minh cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình quy hoạch nghĩa trang. Ông Phạm Văn Chương, cán bộ văn hóa xã cho biết: Công tác vận động gặp nhiều khó khăn đối với các gia đình không cư trú tại quê hương. Có nhiều trường hợp con cháu làm ăn xa, có tiền của muốn về quê xây mộ cho bố mẹ, ông bà do chưa được quán triệt những quy định mới nên họ thuê người thiết kế bản vẽ để xây lăng mộ quá rộng, thậm chí nhiều gia đình còn làm trái quy định, khi cam kết thì thế này nhưng khi thực hiện họ lại làm ngược lại. Tuy nhiên sau nhiều lần vận động, tất cả các gia đình đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Ngoài quy định về việc tang, tu sửa mộ thì việc quản lý và bảo vệ nghĩa trang cũng được chính quyền xã Quỳnh Minh chú trọng. Mỗi nghĩa trang đều có quản trang đảm nhiệm việc giám sát, chôn cất, xây dựng và ra vào nghĩa trang. Mỗi thôn đều có một ban tổ chức tang lễ theo nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Trước khi chôn cất và xây dựng, người thân phải ký cam kết thực hiện đúng quy chế.
Mô hình cần được nhân rộng
Tính đến năm 2012, diện tích đất nghĩa trang của toàn xã Quỳnh Minh là 2,4 ha với 4 nghĩa trang thuộc các khu Cầu Quốc, Ðống An, Thượng Xá, Ðồng Ðường. Mỗi nghĩa trang thuộc quản lý của cụm gồm 3 thôn liền kề. Diện tích đất quy hoạch dành cho nghĩa trang nhân dân đến năm 2020 là 3,51 ha trên diện tích cũ được mở rộng, đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc mai táng, chôn cất trong khu vực hung táng được sắp xếp theo đúng quy định để bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mô hình nghĩa trang văn minh còn cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý nguồn quỹ đất của địa phương. Phần đất trong khu vực hung táng sau vài năm cải tạo có thể canh tác nông nghiệp hoặc chuyển đổi sản xuất, tái sử dụng làm nơi mai táng khi đủ điều kiện. Sau nhiều năm cải tạo, quy hoạch song song với việc vận động, tuyên truyền xây dựng NTM, trong đó có việc thực hiện tiêu chí thứ 17, cách làm, kết quả của Quỳnh Minh được các cấp, các ngành đánh giá cao. Các xã trong tỉnh nên học tập mô hình này, tuy nhiên tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để thực hiện có hiệu quả.
Mô hình xây dựng nghĩa trang văn minh của Quỳnh Minh cho thấy một nét đẹp trong nếp sống văn hóa mới của người dân. Ðây không chỉ là đạo lý hướng về nguồn cội mà còn là trách nhiệm của chúng ta với hậu thế mai sau.
Bài, ảnh: Tất Đạt (baothaibinh.com.vn)