Xuất khẩu rau quả 5 tháng ước đạt 1,62 tỷ USD
- Thứ hai - 04/06/2018 06:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 5/2018 ước đạt 304 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2018 đạt 1,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quả ước đạt 1,27 tỷ USD, tăng 7,3%; mặt hàng rau ước đạt 198 triệu USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với giá trị 988,9 triệu USD, chiếm 74,3% và tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường khác như Mỹ cũng tăng 12,8%; Nhật Bản tăng 16,4% và Hàn Quốc tăng 13,5%.
Cũng trong tháng 5/2018, Việt Nam nhập khẩu 119 triệu USD các mặt hàng rau quả, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 575 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam ngày càng được mở rộng, tại các thị trường yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đầu tháng 5/2018, lô xoài ba màu đầu tiên của An Giang đã được xuất khẩu sang thị trường khó tính Australia sau một thời gian dài đàm phán.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại thị trường trong nước, giá cả các loại rau củ quả có nhiều biến động do điều kiện thời tiết cũng như nhu cầu tăng giảm thất thường.
Cụ thể, vào thời điểm tháng 2, 3 và 4/2018 nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long thu nhập khá khi giá mít dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, tương đương với giá sầu riêng do nhu cầu tăng mạnh từ phía các nhà thương lái Trung Quốc. Nhưng hiện nay, giá mít Thái đã giảm một nửa do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên giá giảm mạnh.
Trong khi đó, mặt hàng dưa hấu tại Quảng Nam, Quảng Ngãi giá giảm mạnh còn từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, nguyên nhân do một số địa phương của Trung Quốc đang vào mùa thu hoạch.
Trong khi đó, giá thanh long, xoài trong những tháng đầu năm luôn giữ ở mức cao, tại một số tỉnh như Tiền Giang, Trà Vinh giá thu mua tại vườn lên tới 47.000 đồng/kg (thanh long ruột đỏ loại I) và 43.000 đồng/kg (thanh long ruột trắng), cao nhất trong vòng 3 năm qua. Xoài cát Hoà Lộc có giá bình quân là 44.000 đồng/kg, tăng 4,5% so với tháng trước, nguyên nhân do đang nghịch vụ, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm.
Tại miền Bắc, các tỉnh đang chuẩn bị vào vụ vải, sản lượng vải của 3 tỉnh trọng điểm trồng vải là Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên ước đạt trên 217.000 tấn. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương đang phối hợp với các địa phương duy trì xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, EU, ASEAN, Trung Đông.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm nay, Thái Lan được mùa trái cây, tổng sản lượng 4 loại quả chính (bòn bon, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm) ở 7 tỉnh miền Nam (Thái Lan) ước đạt 440.600 tấn. Do đó, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt hơn với các mặt hàng trái cây của Thái Lan.
Để tiếp tục giữ vững tăng trưởng xuất khẩu rau quả, tránh tình trạng "được mùa mất giá", trong thời gian tới ngành rau quả Việt Nam phải kiểm soát kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài kiểm tra đôn đốc các nhà máy chế biến theo tiến độ từng năm, phải phối hợp với các địa phương tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến phục vụ xuất khẩu.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với giá trị 988,9 triệu USD, chiếm 74,3% và tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường khác như Mỹ cũng tăng 12,8%; Nhật Bản tăng 16,4% và Hàn Quốc tăng 13,5%.
Cũng trong tháng 5/2018, Việt Nam nhập khẩu 119 triệu USD các mặt hàng rau quả, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 575 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam ngày càng được mở rộng, tại các thị trường yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đầu tháng 5/2018, lô xoài ba màu đầu tiên của An Giang đã được xuất khẩu sang thị trường khó tính Australia sau một thời gian dài đàm phán.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại thị trường trong nước, giá cả các loại rau củ quả có nhiều biến động do điều kiện thời tiết cũng như nhu cầu tăng giảm thất thường.
Cụ thể, vào thời điểm tháng 2, 3 và 4/2018 nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long thu nhập khá khi giá mít dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, tương đương với giá sầu riêng do nhu cầu tăng mạnh từ phía các nhà thương lái Trung Quốc. Nhưng hiện nay, giá mít Thái đã giảm một nửa do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên giá giảm mạnh.
Trong khi đó, mặt hàng dưa hấu tại Quảng Nam, Quảng Ngãi giá giảm mạnh còn từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, nguyên nhân do một số địa phương của Trung Quốc đang vào mùa thu hoạch.
Trong khi đó, giá thanh long, xoài trong những tháng đầu năm luôn giữ ở mức cao, tại một số tỉnh như Tiền Giang, Trà Vinh giá thu mua tại vườn lên tới 47.000 đồng/kg (thanh long ruột đỏ loại I) và 43.000 đồng/kg (thanh long ruột trắng), cao nhất trong vòng 3 năm qua. Xoài cát Hoà Lộc có giá bình quân là 44.000 đồng/kg, tăng 4,5% so với tháng trước, nguyên nhân do đang nghịch vụ, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm.
Tại miền Bắc, các tỉnh đang chuẩn bị vào vụ vải, sản lượng vải của 3 tỉnh trọng điểm trồng vải là Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên ước đạt trên 217.000 tấn. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương đang phối hợp với các địa phương duy trì xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, EU, ASEAN, Trung Đông.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm nay, Thái Lan được mùa trái cây, tổng sản lượng 4 loại quả chính (bòn bon, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm) ở 7 tỉnh miền Nam (Thái Lan) ước đạt 440.600 tấn. Do đó, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt hơn với các mặt hàng trái cây của Thái Lan.
Để tiếp tục giữ vững tăng trưởng xuất khẩu rau quả, tránh tình trạng "được mùa mất giá", trong thời gian tới ngành rau quả Việt Nam phải kiểm soát kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài kiểm tra đôn đốc các nhà máy chế biến theo tiến độ từng năm, phải phối hợp với các địa phương tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến phục vụ xuất khẩu.