Xuất khẩu tôm gặp hạn đầu năm
- Thứ tư - 09/01/2013 20:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm nay, ngành tôm Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong hoạt động xuất khẩu, vì có thêm rủi ro từ các thị trường nhập khẩu lớn.
Ngay đầu năm, ngành sản xuất tôm của Mỹ đã nộp đơn yêu cầu Bộ Thương mại nước này (DOC) áp đặt thuế trừng phạt đối với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ecuador, với lý do được đưa ra là, chính phủ các nước này trợ cấp cho doanh nghiệp.
Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ông bất ngờ khi biết tin các công ty Mỹ nộp đơn kiện chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam, đồng thời khẳng định rằng, các công ty chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường đã nhiều năm nay và Chính phủ hoàn toàn không trợ cấp.
Công ty Luật Mayer Brown JSM (có văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM) cho biết, trong 45 ngày tới, Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc liệu 7 nước trên có gây thiệt hại kinh tế cho ngành tôm Mỹ hay không. Nếu có, khoảng 25 ngày sau đó, DOC sẽ tiến hành điều tra.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, hiện chưa thể biết vụ việc này sẽ diễn tiến theo chiều hướng nào, song cả nhà xuất khẩu tôm Việt Nam lẫn nhà nhập khẩu Mỹ đều bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Ngoài khó khăn từ thị trường Mỹ, VASEP cho biết, việc xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo báo cáo của VASEP về ngành tôm Việt Nam năm 2012 và xu hướng 2013, được trình bày tại hội nghị tổng kết mới đây, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn thứ tư đối với tôm Việt Nam, chiếm 11% tổng lượng xuất khẩu - đang có động thái dựng lên một số rào cản thương mại, nhằm hạn chế nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều thương lái Trung Quốc còn gia tăng thu gom tôm nguyên liệu của Việt Nam, kể cả tôm có bơm tạp chất vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, để chế biến xuất khẩu, từ đó làm mất uy tín của tôm Việt Nam.
Chỉ tiêu xuất khẩu tôm năm 2013 được đề ra là 2,4 tỷ USD, như năm ngoái. VASEP cho rằng, chỉ tiêu này có thể đạt được, nếu có biện pháp giải quyết tốt 4 thách thức lớn là dịch bệnh, cạnh tranh tôm nguyên liệu từ thương lái Trung Quốc, thị trường xuất khẩu và rào cản kiểm tra dư lượng kháng sinh ethoxyquin tại Nhật Bản (thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất).
Được biết, rào cản ethoxyquin đã ảnh hưởng nặng đến tôm Việt Nam trong nửa cuối năm 2012. Theo VASEP, quyết định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% tôm từ Việt Nam, với mức dư lượng quá thấp (0,01 ppm) đã khiến “cửa ra” của tôm Việt Nam càng hẹp hơn trong bối cảnh nhu cầu từ 2 thị trường lớn khác là Mỹ và EU đều giảm mạnh.
Bức tranh của ngành thêm phần ảm đạm, khi ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Minh Phú (nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam) cho biết, đã có 30% doanh nghiệp trong ngành phá sản, 40% chết lâm sàng, 20% ngắc ngoải, chỉ còn 10% số doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp thủy sản, cần có sự đồng lòng chung sức, quyết tâm, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi để toàn ngành có thể vượt qua những thử thách to lớn trong năm nay.
Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ông bất ngờ khi biết tin các công ty Mỹ nộp đơn kiện chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam, đồng thời khẳng định rằng, các công ty chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường đã nhiều năm nay và Chính phủ hoàn toàn không trợ cấp.
Công ty Luật Mayer Brown JSM (có văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM) cho biết, trong 45 ngày tới, Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc liệu 7 nước trên có gây thiệt hại kinh tế cho ngành tôm Mỹ hay không. Nếu có, khoảng 25 ngày sau đó, DOC sẽ tiến hành điều tra.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, hiện chưa thể biết vụ việc này sẽ diễn tiến theo chiều hướng nào, song cả nhà xuất khẩu tôm Việt Nam lẫn nhà nhập khẩu Mỹ đều bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Ngoài khó khăn từ thị trường Mỹ, VASEP cho biết, việc xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo báo cáo của VASEP về ngành tôm Việt Nam năm 2012 và xu hướng 2013, được trình bày tại hội nghị tổng kết mới đây, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn thứ tư đối với tôm Việt Nam, chiếm 11% tổng lượng xuất khẩu - đang có động thái dựng lên một số rào cản thương mại, nhằm hạn chế nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều thương lái Trung Quốc còn gia tăng thu gom tôm nguyên liệu của Việt Nam, kể cả tôm có bơm tạp chất vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, để chế biến xuất khẩu, từ đó làm mất uy tín của tôm Việt Nam.
Chỉ tiêu xuất khẩu tôm năm 2013 được đề ra là 2,4 tỷ USD, như năm ngoái. VASEP cho rằng, chỉ tiêu này có thể đạt được, nếu có biện pháp giải quyết tốt 4 thách thức lớn là dịch bệnh, cạnh tranh tôm nguyên liệu từ thương lái Trung Quốc, thị trường xuất khẩu và rào cản kiểm tra dư lượng kháng sinh ethoxyquin tại Nhật Bản (thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất).
Được biết, rào cản ethoxyquin đã ảnh hưởng nặng đến tôm Việt Nam trong nửa cuối năm 2012. Theo VASEP, quyết định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% tôm từ Việt Nam, với mức dư lượng quá thấp (0,01 ppm) đã khiến “cửa ra” của tôm Việt Nam càng hẹp hơn trong bối cảnh nhu cầu từ 2 thị trường lớn khác là Mỹ và EU đều giảm mạnh.
Bức tranh của ngành thêm phần ảm đạm, khi ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Minh Phú (nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam) cho biết, đã có 30% doanh nghiệp trong ngành phá sản, 40% chết lâm sàng, 20% ngắc ngoải, chỉ còn 10% số doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp thủy sản, cần có sự đồng lòng chung sức, quyết tâm, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi để toàn ngành có thể vượt qua những thử thách to lớn trong năm nay.
theo baodautu.vn