Ý Đảng - Lòng Dân trong xây dựng nông thôn mới ở Quản Bạ

au khi có Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy và Chương trình số 09 của UBND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn I. Đảng bộ huyện Quản Bạ đã cùng nhau phân tích và làm rõ những nguyên nhân yếu kém như: sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chưa rõ nét; hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng còn hạn chế; tỉ lệ lao động nông nghiệp cao; số lao động được đào tạo nghề ít... Ban Thường vụ Huyện ủy Quản Bạ đã thành lập các tổ công tác, mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành phụ trách từ 1 đến 2 xã có nhiệm vụ đôn đốc xây dựng chương trình mục tiêu cụ thể tại cơ sở, đồng thời tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Huyện đã phân công trách nhiệm đối với từng cán bộ theo ngành chuyên môn ví dụ như: Trưởng phòng Lao động thương binh - xã hội huyện hướng dẫn việc xây dựng, thực hiện các tiêu chí về thu nhập, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Trưởng phòng Y tế hướng dẫn thực hiện tiêu chí về y tế; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Huyện ủy Quản Bạ

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện ủy Quản Bạ đã chỉ đạo thành công việc thực hiện cánh đồng lúa, ngô hàng hóa ngắn ngày có năng suất chất lượng cao. Qua mô hình này đã làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, sự vào cuộc quyết liệt của các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở là động lực để đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quản Bạ. Hầu hết các Đảng bộ xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đều đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng Chi bộ và từng Đảng viên thông qua chương trình hành động của từng cá nhân để chi bộ đóng góp ý kiến và cùng nhau thực hiện.

 

 


Nhân dân tham gia làm đường giao thông nông thôn.

 

 Điều đáng chú ý là các cấp ủy Đảng trên địa bàn huyện Quản Bạ đều chăm lo việc làm cho lao động, góp phần vào việc nâng cao thu nhập cho nhân dân. Ngoài hàng nghìn lao động nông thôn làm việc tại công ty cổ phần sản xuất nông lâm nghiệp tại các xã Quyết Tiến, Tùng Vài, Quản Bạ, hợp tác xã rượu ngô men lá Thanh Vân, dệt lanh Lùng Tám... các đoàn thể, hội quần chúng còn tạo việc làm cho người lao động bằng cách khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhất là sản xuất gạch, ngói truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã vận động hội viên góp vốn hơn 1,3 tỉ đồng cho hội viên vay vốn không tính lãi để phát triển sản xuất và mở hơn 30 lớp dạy nghề để hội viên xóa đói giảm nghèo. Hội nông dân huyện xây dựng các mô hình sản xuất - kinh doanh giỏi và nhân rộng để thu hút người lao động.

 

 Bằng sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ kết hợp với sự đồng lòng của người dân, dự kiến đến quý I năm 2015 có xã Đông Hà đạt 19/19 tiêu chí, 2 xã Quản Bạ, quyết tiến đạt 16, 17 tiêu chí về xây dưng nông thôn mới, xã còn lại sẽ đạt từ 8 đến 9 tiêu chí trở lên về xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao biên giới còn gặp muôn vàn khó khăn như Quản Bạ.

Theo: hagiang.gov.vn