Yên Sơn: Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
- Thứ tư - 15/05/2013 04:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
TQĐT - Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông được HĐND, UBND huyện Yên Sơn thể hiện bằng nghị quyết, kế hoạch huy động nguồn lực để làm mới và nâng cấp các tuyến; gắn phát triển giao thông với quy hoạch sử dụng đất, với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Phạm Anh Sơn, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Sơn cho biết, những năm qua, được tỉnh hỗ trợ, huyện Yên Sơn thường xuyên duy tu, bảo dưỡng 258 km đường quốc lộ, tỉnh lộ. Đồng thời huy động sức dân làm mới, nâng cấp, cải tạo trên 400 km đường, bê tông xi măng 360 km, trải nhựa 40 km, cấp phối đá răm 3,3 km…; làm mới 2 cầu, 120 cống với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng; trong đó nguồn huy động từ nhân dân chiếm 30%. Đến nay, 53,84% đường trục xã, đường liên xã được “cứng hóa” theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải; 42,8% đường trục liên thôn được “cứng hóa”; 38% đường ngõ xóm có rãnh thoát nước, không lầy lội vào mùa mưa; 45% đường trục nội đồng được đổ bê tông xi măng, xe cơ giới qua lại thuận tiện, an toàn. Ở nhiều xã, nhất là những xã điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, mạng lưới giao thông đã có sự cải thiện rõ rệt, tình trạng “nắng bụi, mưa lầy” đã giảm hẳn.
Anh Nguyễn Thế Học, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết, trước đây, đến xã Tân Tiến phải đi qua rất nhiều cầu tre, gỗ tạm bắc qua suối. Đó cũng chính là lý do kinh tế của xã nhiều năm khó phát triển, bởi trời mưa to là biệt lập, đứt đoạn giao thông với bên ngoài. Từ cuối năm 2010, tuyến đường vào xã dài trên 7km được đầu tư đường láng nhựa tạo rất nhiều thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế nhất là chuyên chở hàng nông sản và gỗ rừng trồng… 2 năm gần đây, trung bình mỗi năm hộ nghèo của xã giảm từ 12% trở lên, hiện tỷ lệ hộ nghèo còn 13,5%. Đường lớn thuận lợi cũng là động lực để nhân dân làm được 8km đường giao thông liên thôn. Chị Trần Thị Hạnh, xã Tân Tiến vui mừng cho biết, từ ngày có con đường trải nhựa này, bà con ra thành phố Tuyên Quang cũng chỉ mất 40 phút, có con gà, con lợn đem bán cũng đỡ vất vả.
Tuyến đường nối hai xã Thái Bình - Tiến Bộ dài 5,12 km đang được khẩn trương thi công theo tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi, nền đường rộng 6m, mặt đường rộng 3,5m láng nhựa. Anh Trần Quyết Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ cho biết, đây là tuyến giao thông huyết mạch của xã nhưng đã xuống cấp từ lâu, chỉ được cải tạo, sửa chữa thủ công bằng việc đắp đất, rải đá để tránh trơn trượt, lầy thụt. Giờ tuyến đường được rải nhựa sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Ông Trần Đình Vĩnh, thôn Thủy, xã Tiến Bộ phấn khởi cho biết, vậy là từ nay việc vận chuyển hàng hóa nông sản của bà con sẽ thuận lợi hơn nhiều. Vào mùa thu hoạch nhãn, bà con không phải bán với giá thấp hơn so với vùng khác nữa. Đặc biệt, các cháu học sinh cũng không phải lo lắng mỗi khi trời mưa.
Cùng với hệ thống đường liên xã đang được đầu tư, thì hệ thống đường thôn bản đang được các xã huyện Yên Sơn triển khai làm hiệu quả, được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía người dân. Từ đầu năm 2013 đến nay, huyện đã thực hiện bê tông hóa được gần 52km đường thôn bản, dẫn đầu là Mỹ Bằng trên 24km, Trung Môn trên 5,7km, Thắng Quân 4,4km… Những tuyến đường bê tông nông thôn thực sự đã thay đổi diện mạo của các thôn bản và cải thiện mạng lưới giao thông nông thôn hiệu quả. Từ chỗ có đường giao thông, những tiềm năng kinh tế như lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản trong huyện đã và đang được đầu tư, khai thác giúp người dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế, nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Anh Nguyễn Thế Học, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết, trước đây, đến xã Tân Tiến phải đi qua rất nhiều cầu tre, gỗ tạm bắc qua suối. Đó cũng chính là lý do kinh tế của xã nhiều năm khó phát triển, bởi trời mưa to là biệt lập, đứt đoạn giao thông với bên ngoài. Từ cuối năm 2010, tuyến đường vào xã dài trên 7km được đầu tư đường láng nhựa tạo rất nhiều thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế nhất là chuyên chở hàng nông sản và gỗ rừng trồng… 2 năm gần đây, trung bình mỗi năm hộ nghèo của xã giảm từ 12% trở lên, hiện tỷ lệ hộ nghèo còn 13,5%. Đường lớn thuận lợi cũng là động lực để nhân dân làm được 8km đường giao thông liên thôn. Chị Trần Thị Hạnh, xã Tân Tiến vui mừng cho biết, từ ngày có con đường trải nhựa này, bà con ra thành phố Tuyên Quang cũng chỉ mất 40 phút, có con gà, con lợn đem bán cũng đỡ vất vả.
Tuyến đường nối hai xã Thái Bình - Tiến Bộ dài 5,12 km đang được khẩn trương thi công theo tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi, nền đường rộng 6m, mặt đường rộng 3,5m láng nhựa. Anh Trần Quyết Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ cho biết, đây là tuyến giao thông huyết mạch của xã nhưng đã xuống cấp từ lâu, chỉ được cải tạo, sửa chữa thủ công bằng việc đắp đất, rải đá để tránh trơn trượt, lầy thụt. Giờ tuyến đường được rải nhựa sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Ông Trần Đình Vĩnh, thôn Thủy, xã Tiến Bộ phấn khởi cho biết, vậy là từ nay việc vận chuyển hàng hóa nông sản của bà con sẽ thuận lợi hơn nhiều. Vào mùa thu hoạch nhãn, bà con không phải bán với giá thấp hơn so với vùng khác nữa. Đặc biệt, các cháu học sinh cũng không phải lo lắng mỗi khi trời mưa.
Cùng với hệ thống đường liên xã đang được đầu tư, thì hệ thống đường thôn bản đang được các xã huyện Yên Sơn triển khai làm hiệu quả, được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía người dân. Từ đầu năm 2013 đến nay, huyện đã thực hiện bê tông hóa được gần 52km đường thôn bản, dẫn đầu là Mỹ Bằng trên 24km, Trung Môn trên 5,7km, Thắng Quân 4,4km… Những tuyến đường bê tông nông thôn thực sự đã thay đổi diện mạo của các thôn bản và cải thiện mạng lưới giao thông nông thôn hiệu quả. Từ chỗ có đường giao thông, những tiềm năng kinh tế như lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản trong huyện đã và đang được đầu tư, khai thác giúp người dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế, nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Bài, ảnh: Trang Tâm
theo baotuyenquang
theo baotuyenquang