Các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh thực hiệu có hiệu quả Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng CSXH"

Các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh thực hiệu có hiệu quả Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng CSXH"
Sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng CSXH"; BTV HND tỉnh đã tăng cường hoạt động chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện nhằm đưa nguồn vốn ưu đãi này hỗ trợ nông dân đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời đảm bảo chất lượng quản lý nguồn vốn qua tổ chức Hội.
Hình ảnh Ban Vốn quỹ HND tỉnh kiểm tra vốn tại huyện Nghi Xuân

Hình ảnh Ban Vốn quỹ HND tỉnh kiểm tra vốn tại huyện Nghi Xuân


Hoạt động tín dụng ủy thác cho vay nguồn vốn Ngân hàng CSXH qua tổ chức Hội những năm qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, từ nguồn vốn vay này đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, nâng chất lượng cuộc sống cho hàng ngàn lượt hội viên, nông dân và học sinh, sinh viên có nhu cầu vay vốn học tập.
Hàng năm các cấp Hội đều làm tốt công tác quản lý nguồn vốn ủy thác cho vay: Các cấp Hội tập trung tuyên truyền các chính sách ưu đãi thông qua các chương trình vay vốn của NHCSXH đến tận cán bộ, hội viên, nông dân, đồng thời vận động các thành viên tham gia tổ TK&VV tham gia gửi tiền tiết kiệm qua NHCSXH hàng tháng và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tổ TK&VV. Công tác kiểm tra, giám sát được các cấp Hội triển khai thực hiện tốt, thông qua các cuộc kiểm tra đã phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời những vụ việc, sai sót, vi phạm. đồng thời, thực hiện tốt chức năng giám sát, như: giám sát các hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã, giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, giám sát hoạt động của tổ TK & VV. Phối hợp với Ngân hàng CSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng như tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ nhận uỷ thác cho cán bộ Hội các cấp và Ban quản lý Tổ TK & VV. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động nhận uỷ thác của Hội cấp dưới, hoạt động của tổ TK&VV, đối chiếu việc sử dụng vốn của hộ vay, phối hợp đôn đốc thu hồi nợ và xủa lý nợ quá hạn… Lồng ghép hoạt động tín dụng CSXH với các chương trình, dự án của các cấp Hội: Tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả từ việc liên kết các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún lại với nhau thành các tổ hợp tác, tổ liên kết, tổ Hội nghề nghiệp để sản xuất, kinh doanh tập trung nhằm tạo ra sản phẩm chung có chất lượng, đồng thời phối hợp với Ngân hàng CSXH để triển khai cho vay vốn nhân rộng và phát triển mô hình nhằm giúp hộ vay là đối tượng thoát nghèo, SXKD vươn lên khá giả, tăng thu nhập, nâng cao đời sống…
 

Hộ gia đình chị Võ Thị Sâm tại chi hội Tân Thắng, xã Sơn Tân là một hộ có hoàn cảnh khó khăn, là hộ nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi lợn, thoát được nghèo, cho thu nhập trên 30 triệu đồng/năm .
 
Công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình giúp giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện tốt: nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay, các cấp Hội tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, phong trào đã phát triển rất mạnh mẽ và có sức lan tỏa lớn, giúp hội viên nông dân được tiếp cận với nhiều hoạt động như hỗ trợ về vốn, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, tập huấn, tư vấn và chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho hội viên nông dân tích cực nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tham gia có hiệu quả vào công tác phát triển kinh tế hộ gia đình, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình, nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, tổ hợp tác liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa HND và NHCSXH, hoạt động ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách giai đoạn 2014 - 2019 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, dư nợ qua tổ chức Hội tăng cả về số lượng và chất lượng. Cuối năm 2014, tổ chức Hội tiếp nhận từ NHCSXH với tổng dư nợ 1.246,035 tỷ đồng, nợ quá hạn 0,42 %; đến tháng 6/2019, dư nợ đạt 1.682.496 tỷ đồng, nợ quá hạn chỉ còn 0,39%; các chương trình chính sách tín dụng được triển khai qua tổ chức Hội đều mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hàng năm; từ năm 2014 đến nay đã giúp hơn 24 nghìn hộ nghèo thoát nghèo; đã có gần 21 nghìn lượt hộ được vay vốn xây dựng và sửa chữa nhà ở; hơn 6 nghìn lượt hộ vay cho con em đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; hơn 25 nghìn lượt hộ vay xây dựng hệ thống nước sạch bảo đảm vệ sinh môi trường.
Kết quả trên khẳng định hoạt động uỷ thác thông qua tổ chức Hội Nông dân là cách làm hiệu quả, thiết thực, giúp NHCSXH chuyển tải nhanh các nguồn vốn tín dụng đến với nông dân. Thông qua uỷ thác, đã giúp NHCSXH thực hiện chủ trương công khai hoá, dân chủ hoá và xã hội hoá hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí quản lý, công tác quản lý nợ, thu lãi, thu gốc...Bên cạnh đó, công tác nhận uỷ thác đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội, năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ Hội các cấp không ngừng được nâng lên, tạo điều kiện để tổ chức Hội tập hợp và đoàn kết nông dân, thúc đẩy các phong trào thi đua ngày càng hiệu quả.

Theo Phan Văn Hùng - Ban Vốn quỹ HNDT/hoinongdanhatinh.vn