Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đổi mới hoạt động để đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Người lao động trong tình hình mới
- Thứ ba - 19/11/2019 03:59
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, sự phối hợp, tạo điều kiện của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các ngành có liên quan, sự nỗ lực phấn đấu của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cán bộ chuyên trách công đoàn và các Công đoàn cơ sở trực thuộc, kết quả hoạt động Công đoàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, đóng góp vào thành tích chung của phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn của tỉnh nhà.
Ngày đầu thành lập mới có 13 công đoàn cơ sở với gần 4000 đoàn viên, thì nay tổng số CĐCS tăng lên 59 đơn vị, với hơn 9000 đoàn viên công đoàn. Trong đó lực lượng lao động thuộc các doanh nghiệp FDI chiếm tới hơn 60%.
Từ khi thành lập đến nay Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành cơ bản các chức năng, chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn tại một địa bàn có đông CNLĐ, đặc biệt là việc đổi mới hoạt động để tập hợp đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNLĐ đã được Ban chấp hành, Ban Thường vụ luôn quan tâm và chỉ đạo, vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện cụ thể của Khu kinh tế, của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành sản xuất. Bởi yêu cầu hoàn thiện pháp lý, bảo vệ lợi ích của đoàn viên công đoàn, CNLĐ được nâng lên.
- Bằng nhiều hoạt động để bảo vệ cho người lao động như: nâng cao nhận thức pháp luật thông qua tuyên truyền CSPL bằng hình thức tập trung (bình quân một năm tuyên truyền cho 3.000 - 4.000 lượt người nghe). Tạo sự nhận thức về pháp luật, sự tin tưởng đối với các hoạt động của tổ chức công đoàn; Bằng hình thức tuyên truyền thông qua tờ rơi, tờ gấp, băng zôn khẩu hiệu, loa truyền thanh và bảng tin tại các doanh nghiệp; Bằng hình thức tuyên truyền và nắm bắt tình hình CNLĐ tại các khu nhà trọ; Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh, chính quyền địa phương các phường, xã trong Khu kinh tế tuyên truyền các nội dung đến người lao động.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt CĐCS, ủy viên Ban Chấp hành CĐCS về nghiệp vụ, kỹ năng đàm phán, thương lượng, đối thoại (một năm mở 2-3 lớp tại Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh và từ 9 - 10 lớp tại các CĐCS có đông CNLĐ) để từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CĐCS trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên công đoàn.
- Thường xuyên phân công cử cán bộ, các đồng chí trong Ban Thường vụ xuống cơ sở nắm bắt tình hình, đồng thời làm việc với doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, mục tiêu đơn hàng, quan hệ lao động cũng như môi trường làm việc tại các doanh nghiệp trên tinh thần hợp tác, tham mưu và tư vấn để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục đích đặt ra của tổ chức công đoàn (đồng chí thường trực, cán bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, cả năm trong đó có việc theo dõi, giám sát nắm bắt tình hình thực hiện CSPL của doanh nghiệp).
- Để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đã trực tiếp tham gia các lớp tập huấn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và LĐLĐ tỉnh tổ chức. Khi xảy ra xung đột trong quan hệ lao động, các sự vụ, sự việc tại cơ sở có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động thì Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh đã chủ động báo cáo kịp thời cho LĐLĐ tỉnh, các ban LĐLĐ tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các ngành chức năng như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh để kịp thời nắm bắt và xử lý theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
- Để tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNLĐ, thời gian qua Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh luôn chủ động bám sát chương trình, mục tiêu, kế hoạch đề ra, trao đổi với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các ngành có liên quan xử lý các phát sinh trong quan hệ lao động, hình thành tác phong khoa học chuyên nghiệp trong việc bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn. Đồng thời không ngừng nâng cao vị thế, vai trò trách nhiệm của tổ chức đối với đoàn viên và người lao động trong doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian tới, Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh xác định tập trung vào một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Đổi mới và nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động, chế độ chính sách đối với người lao động; chỉ đạo CĐCS phối hợp tổ chức hội nghị người lao động hàng năm; chăm lo cho đoàn viên và CNVCLĐ trong dịp lễ, tết; tăng cường các hoạt động xã hội.
- Có các giải pháp và hình thức phù hợp phát huy vai trò của người lao động trực tiếp sản xuất và cán bộ công đoàn ở cơ sở tham gia xây dựng chính sách, pháp luật như tham gia vào việc xây dựng Nội quy, quy chế, điều lệ của doanh nghiệp…; tăng cường tương tác giữa tổ chức công đoàn với đoàn viên, người lao động trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.
Thứ hai: Thực hiện có hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể tại các cấp công đoàn nhất là Công đoàn cơ sở.
- Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể với đại diện người sử dụng lao động thông qua định kỳ hàng năm phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức đối thoại, chia sẻ thông tin về tình hình quan hệ lao động giữa tổ chức công đoàn với các doanh nghiệp trong Khu kinh tế.
- Các doanh nghiệp định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo doanh nghiệp với đoàn viên, người lao động.
- Nâng cao số lượng, chất lượng đối thoại và ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp. Phấn đấu trên 90% các thỏa ước lao động tập thể chỉ bao gồm các nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật.
- Sắp xếp, phân công cán bộ chuyên trách về đối thoại, thương lượng thỏa ước lao động tập thể tại các Công đoàn cơ sở mới được thành lập.
Thứ ba: Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật công đoàn
- Đa dạng hóa nội dung, phương thức, phạm vi hoạt động tư vấn pháp luật, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật tại nơi ở, khu nhà trọ, nơi làm việc của đoàn viên, người lao động.
Thứ tư: Mở rộng kênh trao đổi thông tin với các đơn vị Công đoàn Khu công nghiệp, Khu kinh tế các tỉnh phía Bắc và cả nước để học hỏi kinh nghiệm vận dụng trong công tác tại đơn vị mình.
Phát huy những thành tích và kết quả đạt được, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong thời gian qua, Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Công đoàn các cấp, đặc biệt là việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNLĐ, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh.