Đẩy nhanh tiến độ phát triển các sản phẩm điểm OCOP
- Thứ năm - 12/12/2019 08:35
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019, có hơn 120 sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình, qua kiểm tra, soát xét, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn 10 sản phẩm điểm để chỉ đạo, nhân rộng gồm: Nước mắm Luận Nghiệp (Thị xã Kỳ Anh), Gạo Ngọc Mầm (Thạch Hà), Trầm hương Chí Thành (Hương Khê), Dầu lạc Ngọc Đường (Nghi Xuân), Cam Thượng Lộc (Can Lộc), Cam Bảo Phương (Vũ Quang), Nhung hươu Chiến Sơn (Hương Sơn), Ruốc kem Hương Xuân (Lộc Hà), Bánh gai và Mộc dân dụng và mỹ nghệ Hòang Lê Bình (Đức Thọ).
Cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp, sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn và sự nỗ lực của các chủ thể tham gia Chương trình, đến nay các sản phẩm điểm đã cơ bản hoàn thành các nội dung như: xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, công bố chất lượng sản phẩm, thực hiện các kiểm nghiệp về an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng câu chuyện sản phẩm, đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm…
Đến nay đã có 2 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lần 1, trong đó có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao (nước mắm Luận Nghiệp) và 1 sản phẩm đạt 4 sao (Gạo Ngọc Mầm), các sản phẩm còn lại đang tiếp tục hoàn thiện các nội dung, yêu cầu để tham gia đánh giá, phân hạng đợt 2.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh ghi nhận sự nỗ lực của các chủ thể tham gia Chương trình, đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị, các đơn vị tư vấn cùng các chủ thể tập trung hoàn thiện các nội dung, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, nghiên cứu chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm mới, là các sản phẩm điểm nổi bật, chất lượng, hiệu quả để nhân rộng toàn tỉnh.
Đồng chí Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh phát biểu tại buổi làm việc |
Cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp, sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn và sự nỗ lực của các chủ thể tham gia Chương trình, đến nay các sản phẩm điểm đã cơ bản hoàn thành các nội dung như: xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, công bố chất lượng sản phẩm, thực hiện các kiểm nghiệp về an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng câu chuyện sản phẩm, đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm…
Đại diện các cơ sở trình bày phương án sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm |
Đến nay đã có 2 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lần 1, trong đó có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao (nước mắm Luận Nghiệp) và 1 sản phẩm đạt 4 sao (Gạo Ngọc Mầm), các sản phẩm còn lại đang tiếp tục hoàn thiện các nội dung, yêu cầu để tham gia đánh giá, phân hạng đợt 2.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh ghi nhận sự nỗ lực của các chủ thể tham gia Chương trình, đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị, các đơn vị tư vấn cùng các chủ thể tập trung hoàn thiện các nội dung, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, nghiên cứu chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm mới, là các sản phẩm điểm nổi bật, chất lượng, hiệu quả để nhân rộng toàn tỉnh.
Minh Tâm