Giải pháp nào cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Không dám tái đàn khi giá lợn đã tăng cao, hay những ông chủ hợp tác xã tự nguyện trở thành người làm công cho doanh nghiệp FDI trên chính trại mình xây dựng nên. Đó là thực trạng của ngành chăn nuôi Lợn sau hơn một năm rưỡi phải cầm cự với giá lợn lao dốc. Đây là những thách thức đến chiến lược phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Chăn nuôi được xác định là một trong những chiến lược nhằm nâng cao thu nhập cho người dân xã Thạch Văn. Và với nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi có những thời điểm Thạch Văn đã đưa tổng đàn lợn đạt trên 3000 con. Tuy nhiên, đến thời điểm này đàn lợn chỉ còn 50% so với trước.

Chăn nuôi lợn phát triển có lúc ồ ạt
 

Theo các chuyên gia, thị trường thịt lợn tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến tết Nguyên đán. Ngoài lý do người chăn nuôi tái đàn cầm chừng thì nguyên nhân trực tiếp chi phối chính là khan hiếm lợn giống. Bởi thời gian qua, các chủ trại, hộ chăn nuôi đã loại thải gần 40% tổng đàn lợn nái; trong khi việc gây dựng lại một con lợn nái phải mất một năm trời.

Diễn biến thị trường thịt lợn lên xuống thất thường, phức tạp, khó lường như thời gian qua trước hết xuất phát từ việc phát triển nóng chăn nuôi lợn. Từ bài học này buộc Hà Tĩnh phải điều chỉnh lại quy hoạch chăn nuôi, trong đó lấy người chăn nuôi làm trung tâm và tuân thủ nguyên tắc cung cầu của thị trường.

Cùng với đó, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khuyến khích chăn nuôi lợn liên kết bền vững theo chuỗi quy trình khép kín. Từ thực tế cho thấy nếu hợp tác xã và doanh nghiệp chăn nuôi có liên kết sẻ giảm tối đa thua lỗ và khi giá xuống thấp các trang trại này vẫn duy trì được tổng đàn. Đây là bài học lớn trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng.

Văn Sơn/http://hatinhtv.vn/