Hà Tĩnh: Mô hình liên kết sản xuất lúa hàng hoá
- Thứ ba - 25/09/2012 03:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong quá trình triển khai, Tổng Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An cam kết cung ứng giống, phân bón đảm bảo chất lượng; đồng thời, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân và sẽ thu mua sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 10%.
Qua theo dõi thực tế tại đồng ruộng cho thấy, giống lúa VT-NA2 có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 95- 97 ngày), thân cây cứng, chống đổ tốt; kháng được nhiều loại sâu bệnh…; năng suất thu hoạch đạt cao (57,08 tạ /ha); chất lượng gạo ngon, phù hợp với sản xuất hàng hóa.
Với giá bán thị trường hiện nay 5.400đ/kg song Tổng Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An thu mua 6.000 đồng/kg, (tăng hơn 10% so với bình quân chung của thị trường), sau khi trừ phí bình quân mỗi ha đạt trên 9 triệu đồng.
Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mô hình liên kết sản xuất lúa hàng hoá. Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao hiệu quả mô hình liên kết sản xuất lúa hàng hoá theo quy mô cánh đồng mẫu. Với hình thức tổ chức sản xuất này đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Hiệu quả của cánh đồng mẫu ở xã Cẩm Bình là tiền đề quan trọng để hướng tới sản xuất hàng hóa theo phương thức liên kết 4 nhà được bền vững. Đặc biệt, mô hình này sẽ là bước ngoặt giúp xã Cẩm Bình thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Mô hình cánh đồng mẫu có sự liên kết 3 nhà, “ liên kết công-tư trong sản xuất nông nghiệp” đã giúp người dân tiếp cận được với các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thành công mô hình này thể hiện rõ chủ trương, định hướng đúng đắn của tỉnh, huyện. Tức là phát triển sản xuất phải gắn với hàng hoá chủ lực, khép kín quy trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hàng hoá theo hợp đồng. Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị, từ mô hình điểm ở Cẩm Bình, các sở, ngành, huyện Cẩm Xuyên cần tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời nghiên cứu phương án tìm đầu ra cho sản phẩm.
Tại hội thảo Tổng Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An và xã Cẩm Bình đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất lúa trên địa bàn xã Cẩm Bình.
|