Hà Tĩnh xây dựng nông thôn mới – Những kết quả bước đầu quan trọng

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh “đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng” – đó là tín hiệu vui đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh, nhất là những người làm trong Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và bà con nông dân tỉnh nhà.
           Với một Chương trình đặc biệt lớn, đấy ắp khó khăn thử thách với yêu cầu các tiêu chí rất cao, bao trùm tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, mà nguồn lực thì lại đang rất hạn chế, nên giai đoạn đầu nhiều người, kể cả cán bộ trong ngành chúng ta còn băn khoăn liệu Chương trình có thành công được như mong đợi hay không, có khi còn hiểu chưa đúng về Chương trình, thì đến nay thành công lớn nhất là nhận thức của đại đa số cán bộ và người dân đã có sự chuyển biến tích cực nhìn thấy được, “Hình hài”, “diện mạo” của xã nông thôn mới đã dần xuất hiện; như: Gia Phố là xã thí điểm của Trung ương đã đạt 16/19 Tiêu chí, chỉ trong 3 năm tăng thêm được 11 Tiêu chí (3 Tiêu chí chưa đạt, nhưng cũng xấp xỉ đạt chuẩn, gồm: Môi trường; Tỷ lệ hộ nghèo; Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa); Thiên Lộc – Can Lộc, là xã điểm của tỉnh, riêng năm 2011 tăng thêm được 3 tiêu chí, đến nay đã đạt 17/19 tiêu chí (cao nhất tỉnh); 4 xã hoàn thành 15 tiêu chí, đó là: Tùng Ảnh – Đức Thọ; Thạch Tân – Thạch Hà; Thạch Châu – Lộc Hà và Cẩm Bình – Cẩm Xuyên. Các xã tăng thêm được nhiều tiêu chí là: Xuân Viên – Nghi Xuân và Thạch Châu – Lộc Hà, mỗi xã tăng thêm 5 tiêu chí; Thạch Tân – Thạch Hà và  Cẩm Bình – Cẩm Xuyên mỗi xã tăng thêm 3 tiêu chí…
Một số kết quả cụ thể nổi bật:
            - Đồ án quy hoạch, đến thời điểm hiện nay cơ bản hoàn thành: đã phê duyệt 193 xã, đang thẩm định 34 xã. Đề án xây dựng nông thôn mới đã phê duyệt 160 xã, đang thẩm định 27 xã. Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn đã phê duyệt 161 xã, đang thẩm định 26 xã (6 huyện, thị đã hoàn thành là: Nghi Xuân, Lộc Hà, Vũ Quang, Hồng Lĩnh, Can Lộc và Hương Sơn). Hà Tĩnh là một trong 3 tỉnh đứng đầu toàn quốc về tiến độ lập quy hoạch, sau Thái Bình hoàn thành đồ án quy hoạch vào ngày 14/12/2011 (267/267) và Nam Định đã hoàn thành 202/209 xã; Về xây dựng Đề án thì Hà Tĩnh đứng thứ nhất rồi đến Thái Bình.
          - Đã xuất hiện một số mô hình, điển hình sản xuất tốt;
          - Triển khai Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” tích cực, quyết liệt. Đến nay, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, tài trợ cho các xã xây dựng NTM;
          Có được những kết quả nổi trội đó, có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết phải nói là nhờ sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo quyết liệt của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, nhất là đ/c Trưởng ban, đ/c Phó trưởng ban trực đầy nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết và dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, của BCĐ đã đưa cả Hệ thống chính trị, các ban ngành và toàn xã hội vào cuộc một cách tích cực, có hiệu quả thiết thực; một số huyện và khá nhiều xã có những cách làm sáng tạo, chủ động...
          Về tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách thức:
          Tuy nhận thức về Chương trình đã nâng lên một bước, nhưng là chưa đủ, chưa sâu và hành động thực tế của không ít cán bộ và người dân chưa được nhiều; sự vào cuộc chưa đồng đều, nhất là ở nhiều xã không phải là xã điểm;
          Đồ án quy hoạch, các đề án phần nhiều chất lượng còn thấp; 
          Sản xuất là cái chốt, là cốt lõi của vấn đề nhưng đối với điều kiện như tỉnh ta không hề dễ; chuyển dịch cơ cấu lao động đang là một bài toán khó, để đạt được yêu cầu đề ra (tỷ lệ lao động nông nghiệp phải dưới 35%);
          Nguồn lực để thực hiện Chương trình (kể cả về tài chính và nhân lực) thấp xa so với yêu cầu; việc huy động sức dân và các nguồn lực khác ở nhiều địa phương gặp rất nhiều khó khăn;
           - Môi trường, an ninh trật tự ở nông thôn đang có xu thế phức tạp hơn.
          Để tiếp tục thực hiện thành công Chương trình, trong thời gian tới cần tập trung cao một số vấn đề sau đây:
          - Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, đổi mới phương pháp tuyên truyền, chuyển hướng chủ yếu theo chuyên đề chuyên sâu;
          - Tập trung cao nhất cho việc hoàn thành các đồ án quy hoạch, đề án; sớm ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư liên Bộ số 13 về quy hoạch xây dựng NTM (có hiệu lực từ ngày 15/12/2011); rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã được duyệt đảm bảo phù hợp với Thông tư 13; đồng thời tổ chức tốt công bố quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch, các đề án, trước mắt là cắm mốc chỉ giới;
        - Xây dựng kế hoạch và ban hành chính sách phát triển sản phảm hàng hóa chủ lực; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ của khoa học - công nghệ;
         - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
          - Tiếp tục làm tốt công tác vận động các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, tài trợ các xã xây dựng nông thôn mới;
         - Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở, phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự quan tâm cao vấn đề phòng chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bà nông thôn.
         - Tăng cường công tác phối hợp thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành đoàn thể; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.      
       Xây dựng thành công nông thôn mới sẽ tạo ra được một miền quê “Trù phú – An lành ./.
                                                                                                                                                          
                                                                                                                                                             Hà Tĩnh, ngày 5  tháng 01 năm 2012
                                                                                                                                                                         Trần Huy Oánh 
                           Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn