Hội nghị đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện Chương trình OCOP

Hội nghị đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện Chương trình OCOP
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong thời gian tới, chiều 27/8, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổ chức hội nghị làm việc với đơn vị tư vấn và các chủ thể; Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh chủ trì hội nghị
Cùng dự có Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn, đại diện Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và Mỗi xã một sản phẩm các huyện, thành phố, thị xã, đại diện các đơn vị tư vấn, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hà Tĩnh, Trung tâm quy hoạch thiết kế nông thôn Hà Tĩnh và, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP năm 2019.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đến nay toàn tỉnh có 112 sản phẩm, mô hình đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 88 sản phẩm, mô hình đã có phương án sản xuất kinh doanh đủ điều kiện tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Các chủ thể tham gia đã phối hợp với các đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh, Công ty TNHH Nho Nho, Công ty Aliat Legal, HTX nông nghiệp số, Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông nghiệp nông thôn Hà Tĩnh, Trung tâm Ứng dụng Khoa học- Công nghệ, CPT Travel), đến nay việc lập phương án cơ bản đã hoàn thiện; các đơn vị tư vấn đã liên hệ các chủ cơ sở để tư vấn giúp cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm…
Giám đốc Công ty Hoàng Anh Nguyễn Thị Thêm: đề nghị các huyện có chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất, đầu tư hạ tầng cho các chủ thể sản xuất, tổ chức đánh giá các sản phẩm,...
Giám đốc Liên hiệp HTX ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang Dương Thế Đạt để nghị xây dựng thương hiệu sản phẩm mật ong 

Tại hội nghị đã có 17 ý kiến của các đơn vị tư vấn, chủ thể sản xuất kinh doanh nêu những tồn tại hạn chế như: một số đơn vị tư vấn chưa kết nối chặt chẽ với chủ cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và khả năng đầu tư cơ sở, chưa bám sát các nội dung, yêu cầu phát triển sản phẩm để lập dự toán,... Bên cạnh đó, các đơn vị tư vấn, chủ thể sản xuất mong muốn được tiếp cận với các cơ chế chính sách của Nhà nước về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và các chính sách tích tụ ruộng đất, đầu tư hạ tầng; giới thiệu liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm,…
 
Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nguyễn Hữu Dực báo cáo tiến độ triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Tại Hội thảo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn đã đánh giá tiến độ thực hiện, kết quả, hiệu quả của các đơn vị tư vấn, đồng thời đề nghị các chủ thể sản xuất sản phẩm cần xác định chiến lược kinh doanh đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả và đủ năng lực để thực hiện.
Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh  kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh đề nghị cấp huyện khẩn trương thẩm định và ban hành văn bản chấp thuận phương án sản xuất của các chủ thể tham gia OCOP; kết nối đơn vị tư vấn để hướng dẫn cho các chủ thể phát triển sản phẩm theo phương án phê duyệt; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm hoàn thành trước 10/9, đề xuất sản phẩm đạt 60 điểm trở lên để tỉnh tổ chức đánh giá, công nhận. Các chủ thể đăng ký tham gia OCOP phải chịu trách nhiệm về quyết định phương án sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả và đủ năng lực để thực hiện...


Ngô Thắng