NÔNG THÔN MỚI HÀ TĨNH - Cho hôm nay, cho muôn đời sau

NÔNG THÔN MỚI HÀ TĨNH - Cho hôm nay, cho muôn đời sau
90% dân số sống ở nông thôn, thuần phong mỹ tục, hồn cốt Việt Nam chủ yếu được hình thành và lưu giữ, trao truyền cũng từ các làng quê nông thôn. Chính vì vậy mà xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng không chỉ vì cho cuộc sống của đa số người dân Hà Tĩnh hôm nay mà còn để xây dựng làng quê Hà Tĩnh thành những miền đất văn hóa cho hàng triệu thế hệ con cháu mai sau dù đi xa góc bể chân trời cũng luôn yêu mến, tự hào, thương nhớ quê hương và tìm về với cội nguồn.
 

Đình làng Quần Ngọc, xã Khánh Lộc (Can Lộc)

Dù đã sinh sống ở Thành phố Vinh, Thành phố Hà Tĩnh gần 50 năm nhưng với ông bà Bùi Quốc Tài, Mai Thị Xuân ở đường Nguyễn Công Trứ, Thành phố Hà Tĩnh, quê nhà Khánh Lộc, Can Lộc vẫn luôn là nơi nuôi dưỡng ký ức và tình yêu thương. Ở đó, ngôi nhà cũ từ thời thơ bé được ông bà tu sửa, hàng tháng đi về quét dọn, thắp hương cho mẹ cha. Đặc biệt, năm 2016, xã Khánh Lộc được công nhận là Nông thôn mới, ông bà lại càng có điều kiện để về quê, vừa ôn lại kỷ niệm ngày xưa, vừa vui vầy với bà con chòm xóm bên bát nước chè xanh và những sản vật quê nhà. Bà Xuân tâm sự: Quê tôi vốn đã đẹp bởi giếng và đền thờ Quần Ngọc, đình Lương Hội, các làng Kiều Mộc, Vân Cửu, lại còn có các dòng họ nổi danh, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Xã nhà xây dựng NTM, gia đình tôi cũng phấn khởi, thêm yêu mến, tự hào về nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nâng đỡ bước chân mình, cho mình cảm xúc để viết những bài thơ lục bát về nơi chôn rau cắt rốn.

Du khách tham quan con đường Bích Họa thôn Phong Giang, xã Tiên Điền (Nghi Xuân)

Không riêng gì gia đình bà Xuân mà hầu hết các gia đình ở nông thôn Hà Tĩnh đều có con em, họ hàng đang sinh sống ở xa quê, thậm chí ở nước ngoài. Họ luôn dõi theo, giúp đỡ, ủng hộ quá trình xây dựng NTM ở quê nhà và đều vui mừng khi quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh. Thôn Phong Giang, xã Tiên Điền, Nghi Xuân được công nhận là khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng có phần đóng góp rất lớn từ nguồn lực của con em xa quê. Đã có 15 gia đình ở đây nhận xây dựng mô hình du lịch homestay. Nhiều gia đình có con em đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Loan… đã gửi tiền về cho ông bà cha mẹ xây dựng NTM. Và hình ảnh của ngôi làng đẹp như tranh vẽ cùng những ngôi nhà được chọn làm du lịch homestay từng đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm đã khiến con em họ ở xa nức lòng. Và đó cũng là nơi họ luôn mong ngóng, khao khát có dịp về thăm. Ông Phạm Vĩnh Thắng tâm sự: “Các con tôi đều giảng dạy tại các trường Đại học lớn trong cả nước. Các con cũng thường xuyên liên lạc, theo dõi thông tin ở quê nhà. Biết xã nhà xây dựng NTM, Phong Giang xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu và tôi tích cực đóng góp, tham gia, chúng nó mừng lắm. Tôi muốn không gian sống của mình thật đẹp, thật trong lành để đón các con các cháu về thăm quê và tôi cũng rất vinh dự đón nhiều khách đến tham quan khu vườn nhà tôi”.

Giếng cổ, nhà cổ Trường Lưu (Can lộc) được gìn giữ và tôn tạo

Hà Tĩnh có nhiều miền quê có trầm tích văn hóa, qua bao lớp sóng thời gian vẫn tỏa sáng những giá trị cao đẹp. Đó là các làng Trường Lưu (nay là xã Trường Lộc -Can Lộc); làng Đông Thái xã Tùng Ảnh(Đức Thọ); Sơn Hòa, Sơn Thịnh (Hương Sơn); Thạch Châu (Lộc Hà); Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên); Tiên Điền (Nghi Xuân); Thị trấn Nghèn(Can Lộc); Thạch Việt (Thạch Hà); Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) .v.v. Điều dễ hiểu là quá trình xây dựng NTM, các làng quê này luôn đi đầu và về đích sớm. Nền tảng văn hóa, ý thức người dân cùng kế hoạch căn cơ, sát sao của cấp ủy, chính quyền là những điều căn bản giúp các làng quê này vừa tiên phong trong xây dựng NTM  vừa có dịp làm đẹp thêm, giàu có thêm truyền thống văn hóa của làng quê mình. Và trong quá trình đó, họ luôn xác định xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu không chỉ vì cuộc sống hiện tại của gia đình hôm nay mà còn để gìn giữ, vun đắp những gì cha ông đã dày công xây dựng, từ đó trao truyền cho con cháu mai sau. Có lẽ, đó chính là cội nguồn sâu xa của những hành động hiến đất, hiến cây, phá dỡ tường rào, ngày đêm tô điểm ngôi nhà, khu vườn, làm đẹp lối đi của hàng nghìn gia đình trên đất Hà Tĩnh. Và điều đó cũng khẳng định thêm một giá trị mới cho công cuộc xây dựng NTM trên dải đất núi Hồng sông La.

KDC kiểu mẫu Thôn Yên Mỹ (Cẩm Xuyên)
KDC kiểu mẫu Châu Nội, Tùng Ảnh, Đức Thọ


Theo  Minh Huệ/hoinhabaohatinh.org.vn

Đình làng Quần Ngọc, xã Khánh Lộc (Can Lộc)

Dù đã sinh sống ở Thành phố Vinh, Thành phố Hà Tĩnh gần 50 năm nhưng với ông bà Bùi Quốc Tài, Mai Thị Xuân ở đường Nguyễn Công Trứ, Thành phố Hà Tĩnh, quê nhà Khánh Lộc, Can Lộc vẫn luôn là nơi nuôi dưỡng ký ức và tình yêu thương. Ở đó, ngôi nhà cũ từ thời thơ bé được ông bà tu sửa, hàng tháng đi về quét dọn, thắp hương cho mẹ cha. Đặc biệt, năm 2016, xã Khánh Lộc được công nhận là Nông thôn mới, ông bà lại càng có điều kiện để về quê, vừa ôn lại kỷ niệm ngày xưa, vừa vui vầy với bà con chòm xóm bên bát nước chè xanh và những sản vật quê nhà. Bà Xuân tâm sự: Quê tôi vốn đã đẹp bởi giếng và đền thờ Quần Ngọc, đình Lương Hội, các làng Kiều Mộc, Vân Cửu, lại còn có các dòng họ nổi danh, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Xã nhà xây dựng NTM, gia đình tôi cũng phấn khởi, thêm yêu mến, tự hào về nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nâng đỡ bước chân mình, cho mình cảm xúc để viết những bài thơ lục bát về nơi chôn rau cắt rốn.

Du khách tham quan con đường Bích Họa thôn Phong Giang, xã Tiên Điền (Nghi Xuân)

Không riêng gì gia đình bà Xuân mà hầu hết các gia đình ở nông thôn Hà Tĩnh đều có con em, họ hàng đang sinh sống ở xa quê, thậm chí ở nước ngoài. Họ luôn dõi theo, giúp đỡ, ủng hộ quá trình xây dựng NTM ở quê nhà và đều vui mừng khi quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh. Thôn Phong Giang, xã Tiên Điền, Nghi Xuân được công nhận là khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng có phần đóng góp rất lớn từ nguồn lực của con em xa quê. Đã có 15 gia đình ở đây nhận xây dựng mô hình du lịch homestay. Nhiều gia đình có con em đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Loan… đã gửi tiền về cho ông bà cha mẹ xây dựng NTM. Và hình ảnh của ngôi làng đẹp như tranh vẽ cùng những ngôi nhà được chọn làm du lịch homestay từng đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm đã khiến con em họ ở xa nức lòng. Và đó cũng là nơi họ luôn mong ngóng, khao khát có dịp về thăm. Ông Phạm Vĩnh Thắng tâm sự: “Các con tôi đều giảng dạy tại các trường Đại học lớn trong cả nước. Các con cũng thường xuyên liên lạc, theo dõi thông tin ở quê nhà. Biết xã nhà xây dựng NTM, Phong Giang xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu và tôi tích cực đóng góp, tham gia, chúng nó mừng lắm. Tôi muốn không gian sống của mình thật đẹp, thật trong lành để đón các con các cháu về thăm quê và tôi cũng rất vinh dự đón nhiều khách đến tham quan khu vườn nhà tôi”.

Giếng cổ, nhà cổ Trường Lưu (Can lộc) được gìn giữ và tôn tạo

Hà Tĩnh có nhiều miền quê có trầm tích văn hóa, qua bao lớp sóng thời gian vẫn tỏa sáng những giá trị cao đẹp. Đó là các làng Trường Lưu (nay là xã Trường Lộc -Can Lộc); làng Đông Thái xã Tùng Ảnh(Đức Thọ); Sơn Hòa, Sơn Thịnh (Hương Sơn); Thạch Châu (Lộc Hà); Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên); Tiên Điền (Nghi Xuân); Thị trấn Nghèn(Can Lộc); Thạch Việt (Thạch Hà); Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) .v.v. Điều dễ hiểu là quá trình xây dựng NTM, các làng quê này luôn đi đầu và về đích sớm. Nền tảng văn hóa, ý thức người dân cùng kế hoạch căn cơ, sát sao của cấp ủy, chính quyền là những điều căn bản giúp các làng quê này vừa tiên phong trong xây dựng NTM  vừa có dịp làm đẹp thêm, giàu có thêm truyền thống văn hóa của làng quê mình. Và trong quá trình đó, họ luôn xác định xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu không chỉ vì cuộc sống hiện tại của gia đình hôm nay mà còn để gìn giữ, vun đắp những gì cha ông đã dày công xây dựng, từ đó trao truyền cho con cháu mai sau. Có lẽ, đó chính là cội nguồn sâu xa của những hành động hiến đất, hiến cây, phá dỡ tường rào, ngày đêm tô điểm ngôi nhà, khu vườn, làm đẹp lối đi của hàng nghìn gia đình trên đất Hà Tĩnh. Và điều đó cũng khẳng định thêm một giá trị mới cho công cuộc xây dựng NTM trên dải đất núi Hồng sông La.

KDC kiểu mẫu Thôn Yên Mỹ (Cẩm Xuyên)
KDC kiểu mẫu Châu Nội, Tùng Ảnh, Đức Thọ