Phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới
- Thứ năm - 07/03/2013 19:15
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đề án Phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Đề án phát triển cụm Công nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo được xây dựng dựa trên chủ trương, chính sách xây dựng phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân của Đảng và nhà nước và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển thương mại nông thôn ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần định hướng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người dân.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy " Phát triển thương mại, dịch vụ nông thôn phải tận dựng tối đa tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương" |
Đề án cũng coi trọng việc thống nhất công tác quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã về hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Chính phủ; xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ làm cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng từ nguồn ngân sách và các nguồn huy động khác, nhằm phát huy lợi thế và nguồn lực của từng địa phương, tạo đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển CN-TTCN...
Tại buổi làm việc, đa số các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng, triển khai đề án, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh nhà. Đồng thời lưu ý với chủ đầu tư soát xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến việc triển khai đề án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy đánh giá cao ý tưởng và sự chuẩn bị chu đáo của Sở Công thương. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, phát triển thương mại nông thôn phải dựa trên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp hàng hóa, đặt trong mối quan hệ phát triển, lưu thông hàng hóa với thị trường cả nước, tận dụng tối đa ưu thế, tiềm năng sản xuất của địa phương. Phát huy vai trò quản lý của nhà nước, đảm bảo công bằng, trật tự, kỷ cương, cho phát triển bền vững. Đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và thống nhất với các quy hoạch, đề án của tỉnh và trung ương; ưu tiên xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất có khả năng ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, các dự án mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tại khu vực nông thôn...