Quy hoạch nghĩa trang nhân dân theo tiêu chí nông thôn mới: Khó thực hiện đồng bộ
- Thứ sáu - 24/08/2012 21:45
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khu nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng. Tiêu chí là vậy, nhưng thực tế tại một số địa phương, việc quy hoạch NTND theo đúng tiêu chí gặp rất nhiều khó khăn.
Vướng quy về một mối
Ông Đào Duy Anh, Chủ tịch UBND xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên cho biết: Xã Hoàng Long có tới 9 NTND và một nghĩa trang liệt sỹ nằm rải rác ở 9 thôn (đó là chưa kể các ngôi mộ lẻ nằm ở các xứ đồng từ lâu đời). Hầu hết các ngôi mộ ở đây đều được xây dựng khang trang. Do đó, việc quy tụ tất cả các ngôi mộ về một nơi theo quy hoạch là điều rất khó thực hiện, mặc dù xã đã xây dựng quy ước, quy hoạch xong khu NTND theo tiêu chí NTM.
Tương tự, trong đề án xây dựng NTM, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức cũng dành quỹ đất để quy hoạch NT trên cơ sở cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu trong bộ tiêu chí xây dựng NTM. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Phúc Lâm, hiện toàn xã có 11 khu nghĩa trang nằm rải rác ở các thôn nên trong đề án xây dựng NTM, xã đã chủ trương tôn trọng NT cũ ở một số thôn như Phú Yên và Chân Chim, chỉ quy hoạch mở rộng khu NT ở thôn Phúc Lâm và Khảm Lâm.
Còn ở thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, toàn thôn có gần 2.000 nhân khẩu, xấp xỉ 500 hộ nhưng có 2 khu hung táng và trên dưới 10 khu cát táng nằm rải trên các xứ đồng. Được biết, xã Cấn Hữu đã quy hoạch quỹ đất công để xây dựng NTND, song việc vận động người dân di dời phần mộ của các gia đình về một nơi theo quy hoạch vẫn còn là bài toán khó. Hiện, ở hầu hết các xứ đồng, gò cao của xã đều có mộ phần, nếu muốn quy về một mối phải mất rất nhiều kinh phí, người dân không đủ điều kiện kinh tế để di dời.
Vướng quy về một mối
Ông Đào Duy Anh, Chủ tịch UBND xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên cho biết: Xã Hoàng Long có tới 9 NTND và một nghĩa trang liệt sỹ nằm rải rác ở 9 thôn (đó là chưa kể các ngôi mộ lẻ nằm ở các xứ đồng từ lâu đời). Hầu hết các ngôi mộ ở đây đều được xây dựng khang trang. Do đó, việc quy tụ tất cả các ngôi mộ về một nơi theo quy hoạch là điều rất khó thực hiện, mặc dù xã đã xây dựng quy ước, quy hoạch xong khu NTND theo tiêu chí NTM.
Tương tự, trong đề án xây dựng NTM, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức cũng dành quỹ đất để quy hoạch NT trên cơ sở cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu trong bộ tiêu chí xây dựng NTM. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Phúc Lâm, hiện toàn xã có 11 khu nghĩa trang nằm rải rác ở các thôn nên trong đề án xây dựng NTM, xã đã chủ trương tôn trọng NT cũ ở một số thôn như Phú Yên và Chân Chim, chỉ quy hoạch mở rộng khu NT ở thôn Phúc Lâm và Khảm Lâm.
Còn ở thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, toàn thôn có gần 2.000 nhân khẩu, xấp xỉ 500 hộ nhưng có 2 khu hung táng và trên dưới 10 khu cát táng nằm rải trên các xứ đồng. Được biết, xã Cấn Hữu đã quy hoạch quỹ đất công để xây dựng NTND, song việc vận động người dân di dời phần mộ của các gia đình về một nơi theo quy hoạch vẫn còn là bài toán khó. Hiện, ở hầu hết các xứ đồng, gò cao của xã đều có mộ phần, nếu muốn quy về một mối phải mất rất nhiều kinh phí, người dân không đủ điều kiện kinh tế để di dời.
Nghĩa trang nhân dân tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cần giải pháp thiết thực
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2009, Hà Nội có 2.161 nghĩa trang, trong đó có 1.313 nghĩa trang (60,75%) đã được quy hoạch; 848 nghĩa trang cần được quy hoạch lại. Hiện mới chỉ có 963 nghĩa trang (44,56%) đã thành lập Ban quản trang và xây dựng được quy chế quản lý. Theo Chương trình NTM, Nhà nước sẽ hỗ trợ quy hoạch 340 NTND (40%) đạt chuẩn và phấn đấu 100% nghĩa trang có Ban quản trang và quy chế quản lý nghĩa trang. Số còn lại các địa phương phải chủ động hoàn thiện.
Để các khu NT của Hà Nội đẹp mắt, hợp lòng dân, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần phát động một phong trào rộng khắp, quyết liệt ở các huyện, xã, khu dân cư. Cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu phong trào. Việc quy hoạch, chỉnh trang lại NT ở khu vực nông thôn được coi là một cuộc “cách mạng” không kém phần gian nan, bởi nó liên quan đến quan niệm tâm linh, phong tục tập quán của địa phương. Do đó, việc chọn địa điểm, vị trí xây dựng NT phải có sự tham gia bàn bạc của các bậc cao niên trong làng, trong vùng. Không nhất thiết là phải "dỡ" ra làm lại toàn bộ mà quan trọng là phải quy hoạch, chỉnh trang lại.
Thực tế ở nhiều thôn, xã hiện nay, việc mai táng người mất vẫn còn mang nặng tính tâm linh, theo nguyện vọng của người đã khuất. Do vậy, việc quy hoạch, xây dựng đi đôi với chỉnh trang NT cho các huyện ngoại thành Hà Nội đang là một nhu cầu bức thiết. Đó không chỉ là đạo lý uống nước nhớ nguồn, là cái tâm của những người đang sống với những người đã khuất, mà còn là trách nhiệm với hậu thế mai sau.
Hải Yến
Nguồn:ktdt.com.vn
Nguồn:ktdt.com.vn