Quy hoạch nông nghiệp đến năm 2030 có quan hệ liên ngành, đa lĩnh vực
- Thứ tư - 14/01/2015 10:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Những năm qua, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng tích cực, tăng nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 6,51%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt trên 14.000 tỷ đồng. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế tăng nhanh về quy mô, tổ chức sản xuất theo hướng doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư.
Sản xuất từng bước chuyển dần từ nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn; hình thành nhiều mô hình kinh tế có thu nhập cao; nhiều công nghệ mới về kỹ thuật, giống được áp dụng, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu, giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2008 - 2014 khu vực nông nghiệp còn thấp; cơ cấu chuyển dịch còn chậm; tiếp cận thị trường còn hạn chế...
Đại diện cơ quan tư vấn cho rằng nông nghiệp Hà Tĩnh phải tạo được sự đột phá theo tiêu chí "dẫn dắt và lan tỏa phát triển" |
Tại cuộc họp, đơn vị tư vấn là Trung tâm Tư vấn - Nghiên cứu Phát triển miền Trung đã phân tích các nhân tố tác động đến nền nông nghiệp Hà Tĩnh, đồng thời đề ra một số định hướng phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp cả nước; có mối quan hệ liên ngành, đa lĩnh vực.
Cơ quan tư vấn cũng trình bày chiến lược quy hoạch theo từng nhóm nông sản: nhóm có giá trị sản xuất lớn và nông sản đặc thù có lợi thế canh tranh. Đặc biệt là tạo đột phá bằng việc phát triển sản phẩm chủ lực theo tiêu chí “dẫn dắt và lan tỏa phát triển”.
Sau khi nghe báo cáo quy hoạch, đại biểu đã đóng góp ý kiến liên quan đến giải pháp thực hiện để quy hoạch được hoàn thiện và mang tính khả thi cao.
N.O
Theo baohatinh.vn