Tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp
- Thứ hai - 29/08/2016 08:32
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trưởng ban KT-NS HĐND tỉnh Nguyễn Viết Hậu chủ trì buổi làm việc
Giai đoạn 2011-2015, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được thụ hưởng 21 chính sách từ trung ương đến tỉnh. Các chính sách được đầu tư đồng bộ, vừa bao quát trên các lĩnh vực, vừa cụ thể hóa theo từng chuyên ngành.
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: "Sở sẽ thực hiện đánh giá các chính sách một cách khách quan, chính xác và toàn diện các chính sách để tham mưu xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ cho giai đoạn tiếp theo"
Từ các chính sách của tỉnh, giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí hỗ trợ các chính sách cho nông nghiệp, nông thôn là 438.049 triệu đồng; trong đó, ngân sách tỉnh 386.589 triệu đồng, ngân sách huyện và xã 51.460 triệu đồng. Các chính sách đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp.
Ông Trần Hữu Cần, Phó Giám đốc NHNN: "Các chính sách về hỗ trợ lãi suất đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong SXKD các thành phần kinh tế trên địa bàn. NHNN kiến nghị tỉnh tiêp tục thực hiện các chính sách HTLS"
Ông Nguyễn Văn Đồng, PGĐ Sở Tài Chính: "Công tác tuyên truyền về chihs sách ở một số địa phương chưa quyết liệt, do vậy nhiều người dân vẫn chưa nắm bắt được để tiếp cận. Trong khi đó, các chính sách phát triển không đồng đều, một số chính sách phát triển "nóng" trong khi một số lại quá chậm"
Điển hình là chính sách khuyến khích nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND, Nghị quyết 157/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định 24/2011/QĐ-UBND, Quyết định 23/2010/QĐ-UBND; Quyết định 43/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh; chính sách quy định tạm thời hỗ trợ cải tạo đất cát hoang hóa, bạc màu tại các xã ven biển để phát triển SXKD rau, củ, quả công nghệ cao theo Quyết định 135/QĐ-UBND; chính sách đặc thù hỗ trợ cơ sở lợn nái theo Quyết định 2811/QĐ-UBND; chính sách hỗ trợ thí điểm mô hình phát triển cá bơn, cá mú, tôm chất lượng cao và sản xuất giống thủy sản theo Quyết định 140/2015/QĐ-UBND; Nghị quyết 139/2015/NQ-HĐND về hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu: "Các chính sách về lâm nghiệp còn quá ít trong khi lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT cũng như bảo vệ rừng"
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y khẳng định việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách qua từng giai đoạn là rất quan trọng để có kế hoạch xây dựng bộ cơ chế chính sách giai đoạn tiếp theo. Thường trực HĐND tỉnh sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh rà soát một cách cụ thể, chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh tới. Các ngành, địa phương đánh giá hiệu quả chính sách phải toàn diện, cả về KT-XH và môi trường.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh triển khai quyết liệt các chính sách của trung ương cũng như ban hành bộ cơ chế chính sách nhằm phát triển một cách toàn diện nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn manh mún, phân bố và hấp thu chưa đồng đều.
Thời gian tới, việc các chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ hướng đến hỗ trợ thông qua cơ chế hỗ trợ lãi suất, nhằm “kích thích” sự phát triển một cách bền vững, tạo sức cạnh tranh cao cho sản phẩm nông nghiệp trước cơ hội hội nhập cao. Theo đó, cần quan tâm chính sách đưa công nghệ sinh học vào nông nghiệp, ưu tiên sản xuất sạch, sản xuất an toàn; quan tâm chính sách phát triển lâm nghiệp.
Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn