Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chương trình đào tạo nghề 2011” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức và chuyển 350.000 Euro vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức từ dự án “Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo bổ sung cho giáo viên 11 trường thụ hưởng dự án Chương trình đào tạo nghề” sang Dự án “Chương trình đào tạo nghề 2011”.Dự án nhằm đầu tư cho các trường thụ hưởng để dần trở thành trường nghề chất lượng cao, đóng góp vào mục tiêu chung của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” là cải thiện nguồn cung về lao động có trình độ kỹ thuật cao được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thủ tướng phê duyệt chương trình đào tạo nghề tại Trường CĐ nghề Việt Đức
Giờ thực hành của học viên Trường CĐ nghề Việt Đức
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản dự án. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm (2015-2018) tại Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang.
Dự án được chia thành 4 dự án thành phần gồm: Thuê tư vấn để hỗ trợ thực hiện dự án và thực hiện đào tạo sử dụng thiết bị.
Xây dựng nhà xưởng đảm bảo đủ tiêu chuẩn để phù hợp cho việc tiếp nhận thiết bị; đầu tư nâng cấp các thiết bị của 5 nghề, gồm điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô, chế tài thiết bị cơ khí và quản trị mạng máy tính được nâng cấp để đạt cấp độ ASEAN, và thiết bị nghề cắt gọt kim loại được nâng cấp để đạt cấp độ quốc gia; đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy khoảng 36 giáo viên cho 5 nghề nêu trên nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp thiết bị.
Đầu tư mua sắm mới thiết bị cho 2 nghề trọng điểm, gồm công nghệ ô tô và nghề kỹ thuật chế biến món ăn đạt cấp độ quốc gia; đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy khoảng 13 giáo viên cho 2 nghề nêu trên nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp thiết bị.
Đầu tư mua sắm thiết bị cho 2 nghề, gồm công nghệ ô tô đạt cấp độ ASEAN và nghề xử lý nước thải công nghiệp đạt cấp độ quốc gia; đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy khoảng 15 giáo viên cho 2 nghề nêu trên nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp thiết bị.
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 6.880.118 Euro, trong đó, vốn ODA của Chính phủ Đức 5 triệu Euro từ nguồn vốn vay ODA, 350.000 Euro từ nguồn vốn ODA không hoàn lại đã được phê duyệt cho dự án “Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo bổ sung cho giáo viên 11 trường thụ hưởng dự án Chương trình đào tạo nghề”; vốn đối ứng của phía Việt Nam là 1.530.118 Euro.
P.V
Dự án nhằm đầu tư cho các trường thụ hưởng để dần trở thành trường nghề chất lượng cao, đóng góp vào mục tiêu chung của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” là cải thiện nguồn cung về lao động có trình độ kỹ thuật cao được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
|
Giờ thực hành của học viên Trường CĐ nghề Việt Đức |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản dự án. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm (2015-2018) tại Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang.
Dự án được chia thành 4 dự án thành phần gồm: Thuê tư vấn để hỗ trợ thực hiện dự án và thực hiện đào tạo sử dụng thiết bị.
Xây dựng nhà xưởng đảm bảo đủ tiêu chuẩn để phù hợp cho việc tiếp nhận thiết bị; đầu tư nâng cấp các thiết bị của 5 nghề, gồm điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô, chế tài thiết bị cơ khí và quản trị mạng máy tính được nâng cấp để đạt cấp độ ASEAN, và thiết bị nghề cắt gọt kim loại được nâng cấp để đạt cấp độ quốc gia; đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy khoảng 36 giáo viên cho 5 nghề nêu trên nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp thiết bị.
Đầu tư mua sắm mới thiết bị cho 2 nghề trọng điểm, gồm công nghệ ô tô và nghề kỹ thuật chế biến món ăn đạt cấp độ quốc gia; đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy khoảng 13 giáo viên cho 2 nghề nêu trên nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp thiết bị.
Đầu tư mua sắm thiết bị cho 2 nghề, gồm công nghệ ô tô đạt cấp độ ASEAN và nghề xử lý nước thải công nghiệp đạt cấp độ quốc gia; đào tạo, nâng cao năng lực giảng dạy khoảng 15 giáo viên cho 2 nghề nêu trên nhằm đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp thiết bị.
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 6.880.118 Euro, trong đó, vốn ODA của Chính phủ Đức 5 triệu Euro từ nguồn vốn vay ODA, 350.000 Euro từ nguồn vốn ODA không hoàn lại đã được phê duyệt cho dự án “Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo bổ sung cho giáo viên 11 trường thụ hưởng dự án Chương trình đào tạo nghề”; vốn đối ứng của phía Việt Nam là 1.530.118 Euro.
P.V
Theo baohatinh.vn