Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh- Cơ hội và thách thức

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh- Cơ hội và thách thức
Thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TƯ của BCH Trung ương Đảng, những năm qua Hà Tĩnh đã dồn sức cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ chuyển đổi thành công vụ lúa mùa bấp bênh do bão lụt sang gieo cấy lúa vụ hè thu ăn chắc, ứng dụng các TBKT thâm canh, đặc biệt sử dụng bộ giống có năng suất cao thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết ở Hà tĩnh, vì vậy sản lượng lương thực tăng nhanh.
 
Xây dựng nông thôn mới cần được ứng dụng tiến bộ KHCN để sớm về đích

Xây dựng nông thôn mới cần được ứng dụng tiến bộ KHCN để sớm về đích

Năm 1991 là năm đầu tái lập tỉnh, sản lượng mới đạt 20 vạn tấn quy thóc, đến nay đã đạt 52 vạn tấn lương thực cây có hạt; nếu tính cả sản lượng màu quy thóc thì sản lượng lương thực xấp xỉ 60 vạn tấn, gấp gần 3 lần so với năm 1991, bình quân đầu người đạt trên 400kg/năm, Tỷ lệ hộ nghèo năm 1991 là  trên 60 % (tính theo tiêu chí cũ)  thì đến 2012  ước còn lại 14,5% theo tiêu chí mới, thu nhập bình quân đầu ngươi toàn tỉnh năm 2011 đạt trên 17 triệu/ người, tăng xấp xỉ 10 lần so với 1991. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn  đã đáp ứng được nhu cầu  cơ bản của người dân. Nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh đã đạt thành tựu to lớn trong  công cuộc xóa đói giản nghèo làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn .

            Tuy vậy Hà Tĩnh vẫn là tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá thấp.  Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém  chưa đáp ứng được yêu cầu  của sản xuất hàng hóa; khả năng thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế, ngành nghề nông thôn phát triển chậm, quy mô nhỏ chưa xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động có tay nghề thấp, môi trường sinh thái nguy cơ ngày càng bị  ô nhiễm;

 Đời sống vật chất của nông dân nông thôn nhìn chung đang khó khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng càng tăng thêm khoảng cách. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp  nông nghiệp còn thấp, quy mô nhỏ bé, chủ yếu là hoạt động dịch vụ; kinh tế tập thể mà nòng cốt là các loại hình HTX chưa đáp ứng được vai trò trong các hoạt động phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nhiều khó khăn, vướng mắc chưa xử lý được thì  thách thức mới nẩy sinh trong những năm gần đây, đó là:

1.Biến bổi khí hậu gây nên thiên tai, hạn hán, lũ lụt kinh hoàng.

Hà Tĩnhlà địa phương được gọi là “chảo lửa, túi mưa” đất đai khô cằn nay lại chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, mùa đông ngắn lại, mùa hè dài ra, nóng lạnh cực đoan, sông suối khô cạn kiệt; nước mặn từ biển theo sông Lam, sông La đã lên đến cống Đức Xá, Đức Thọ xâm nhập sâu vào nội địa trên 30 km uy hiếp mùa màng. Mùa mưa lũ ống, lũ quét gây ngập úng trên diện rộng. Chỉ tính riêng 10 năm  gần đây (2002-2012) đã có 4 cơn lũ, năm sau to hơn năm trước là các năm 2002, 2007, 2009, 2010 gây ngập úng trên diện rộng, làm hàng trăm người chết, hàng  ngàn ngôi nhà bị sập, bị trôi, cuốn theo hàng ngàn tỷ đồng giá trị  tài sản ra sông, ra biển. Đồng bào cả nước phải cứu trợ khẩn cấp mới qua cơn hoạn nạn.

2.Dân số nông thôn đang bị  lão hóa,: Do thu nhập thấp, do thiếu việc làm,  thanh niên và học sinh sau khi học xong phổ thông trung học tìm cách thoát ly khỏi quê hương vào các trường chuyên nghiệp, dạy nghề; tìm việc làm ở thành phố, khu công nghiệp vào Tây nguyên làm thuê… còn lại ở địa phương chủ yếu là lao động trung tuổi và  người  già.

 3. Bộ máy quản lý - kỹ thuât  nông nghiệp, ở cấp xã vừa yếu vừa thiếu.

Xây dựng NTM cầu cán bộ quản lý, kỹ thuật tư vấn cho Ban chỉ đạo xã,  cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa công nghệ cao cho bà con nông dân nhưng thực tế ở nông thôn Hà Tĩnh  lực lượng vừa yếu, vừa thiếu.

Theo Nghị định 92/2009 của Chính phủ quy định thì mỗi xã được bố trí từ 1 - 2 công chức phụ trách địa chính - xây dựng - môi trường. Nhưng nhiều xã  không bố trí công chức quản lý nông nghiệp, chủ tịch hoặc phó chủ tịch kiêm, 100% công chức cấp xã chưa  qua đào tạo nghiệp vụ quản lý về nông nghiệp, nông thôn.

- Cán bộ  khuyến nông cấp xã: Nghị định số 02/2010 của Chính phủ về công tác khuyến nông quy định ở cấp xã: Khuyến nông viên ít nhất là 2 người, địa bàn khó khăn ít nhất là 1 người. Ở thôn, bản: có cộng tác viên khuyến nông và câu lạc bộ khuyến nông.

Thực trạng ở Hà Tĩnh do không cân đối được kinh phí trả thù lao cho khuyến nông  nên chủ tịch hội nông dân, chủ nhiệm Hợp tác xã kiêm khuyến nông viên, một số xã có  bố trí nhưng

Trong khi đó, Hà Tĩnh có trên 1.000 cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành về nông nghiệp. Trong đó có hàng trăm cán bộ đã nghỉ hưu nguyên là cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp, đang còn sức khoẻ, có thời gian, kinh tế gia đình khá, có điều kiện hoạt động và không đòi hỏi thù lao, xem tham gia hoạt động KHKT là niềm vui,  nhưng chưa có cơ chế để  thu hút họ. Trong khi đó  chương trình NTM rất  thiếu cán bộ kỹ thuật. Đây là một bất cập  trong sử dụng cán bộ kỹ thuật.

4. Sức cạnh tranh hàng hóa nông sản thấp.

            Là tỉnh nông nghiệp nhưng đất đai canh tác ít, độ màu mỡ thấp, địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, dịch bệnh cây trồng vật nuôi có chiều hướng gia tăng, nông sản hàng hóa sản xuất ra thị trường đầu ra không ổn định,  giá thành cao  hơn giá bán, sức cạnh tranh thấp đã làm nản lòng  nhà đầu tư nhưng chưa có giải pháp  khắc phục hữu hiệu.

            Trước những khó khăn, thách thức của nông nghiệp, nông thôn, Hà Tĩnh đón nhận Nghị quyết 26/NQ-TƯ với sự  tin tưởng, phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân, xem đây là giải pháp tổng thể để Hà Tĩnh vượt qua thách thức. Vì vậy, hai năm qua tỉnh đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình nông thôn mới (NTM),  bộ mặt nông thôn có bước khởi sắc, kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện,

            Về kinh tế đã xây dựng được  nhiều mô hình liên kết 4 nhà sản xuất theo chuổi sản phẩm hàng hóa, điển hình là liên kết thâm canh lúa vụ hè thu 2012 giữa xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên với Công ty VTNN Nghệ An với quy mô 425ha/440ha toàn xã, năng suất đạt 55 tạ/ha.Phía công ty đầu tư ứng trước cho người dân toàn bộ một loại giống lúa, 100% phân NPK, cử cán bộ về hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa cao sản. Cuối vụ thu mua toàn bộ thóc thừa  nông dân bán với giá cao hơn thị trường 10%. Mô hình liên kết 4 nhà này đã được nông dân  đồng tình đón nhận vì hiệu quả thiết thực nên có sức lan tỏa nhanh

Trong lĩnh vực chăn nuôi: Các mô hình liên kết chăn nuôi lợn thương phẩm  quy mô từ 3000 con đến 9000 con / năm của  nhiều hộ dân với Tổng công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh, với Tập đoàn CP Thái Lan ở Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ anh, Nghi xuân… trong đó phía các công ty đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, chuyển giao kỹ thuật, thu mua toàn bộ sản phẩm, …Đến nay liên kết này đã khá phổ biến trong tỉnh.

            Về văn hóa - xã hội,  Ban chỉ đạo  đã chủ trương triển khai xây dựng nhiều khu dân cư kiểu mẫu ở các vùng sinh thái khác nhau theo tiêu chí NTM, từ đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm và phổ biến ra toàn tỉnh,.

 Qua 2 năm thực hiện Nghị quyế 26 NQ-TƯ, toàn đảng toàn dân Hà tĩnh đã dồn sức cho chương trình xây dựng NTM tạo tiền đề cho công cuộc kiến tạo quê hương với nguyện vọng thiết tha của cộng đồng là sớm khắc phục được những  tồn tại, thách thức để  không còn hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của  cư dân  nông thôn ngày càng được nâng cao.

  Nguyện vọng của người dân là hết sức chính đáng, nhưng đến thời điểm này không  khỏi băn khoăn, lo lắng và cả hoài nghi của cộng đồng về sự khả thi của chương trình NTM đó là: Kinh phí dự toán đầu tư xây dựng NTM  cho 235 xã cần khoảng trên 60.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 28.000 tỷ,  Trong 2 năm 2011 và 2012 vốn đầu tư cho NTM  toàn tỉnh được 336  tỷ đồng,  chỉ đáp ứng 6 %, dự toán, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nên chưa tham gia được bao nhiêu. Riêng đóng góp của dân 10%  nhiều địa phương đã có phong trào hiến đất, hiến  tài sản, góp công lao động và vận động con em quê hương công tác trong ngoài nước gửi tiền về xây dựng NTM khá tốt.  Mâu thuẩn lớn nhất hiện nay là  mong muốn thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn, nhưng kinh phí đầu tư lớn,  kinh tế đất nươc đang trong cơn suy thoái, doanh nghiệp khó khăn, sức dân hạn hẹp,

            Cha ông ta đã tổng kết :“Nông suy bách nghệ bại”. Nông thôn đang thiếu việc làm, giá trị ngày công lao động nông  nghiệp rất thấp, thiên tai, hạn hán liên tục, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, làm không đủ ăn đó là lý do  đẩy hàng vạn lao động bỏ quê hương ra thành phố kiếm sống, để lại  người già, phụ nữ và trẻ con. Trong nông thôn thanh bình hiện nay đang ẩn chứa  những điều bất ổn.Với thực trạng như trên, chúng tôi xin  kiến nghị  Đảng và Nhà nước:

 -.Trong hoàn cảnh nào cũng phải đáp ứng cơ bản nguồn vốn  hỗ trợ cho chương trình xây dựng NTM để thực hiện đúng tiến độ.

- Điều chỉnh lại một số tiêu chí trong điều kiện nguồn vốn đầu tư hạn hẹp như hiện nay, tập trung đầu tư cho lĩnh vực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân giảm hộ nghèo Cơ cấu lại lao động nông nghiệp thông qua việc mở  thêm ngành nghề

- Một  vấn đề nổi cộm  ở nông thôn sau loạt bài “Ngân sách nào kham nổi” trên báo Nông nghiệp VN phản ảnh xã Quảng vinh, Thanh hóa có 500 cán bộ, đó là thực trạng chung nhiều địa phương trong cả nước cần được Chính phủ sắp xếp, bố trí lại theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả  thiết thực, đồng thời có cơ chế thu hút đội ngũ cán bộ kỹ thuật  nói chung, nông nghiệp nói riêng nhất là số đã nghỉ hưu có điều kiện tham gia xây dựng NTM ở tất cả các cấp, nhất là cấp huyện và xã. ​

Tác giả bài viết: Đào Nghĩa Nhuận
Theo lienket4nha.vn