Xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang: Gần một nửa xã điểm về đích sớm
- Thứ sáu - 10/04/2015 03:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo báo cáo mới đây của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Tiền Giang, từ khi khởi động chương trình đến nay (trên 4 năm), tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM được trên 2.274 tỉ đồng; trong đó vốn trung ương 10%, còn lại là nội lực địa phương...
Tính đến cuối năm 2014, Tiền Giang đã ra mắt được 4 xã NTM: Tân Mỹ Chánh (TP.Mỹ Tho), Tân Thanh (huyện Cái Bè), Tam Bình (TX.Cai Lậy) và Bình Nghị (huyện Gò Công Đông). Toàn tỉnh có 139 xã triển khai, kết quả tạm chia thành 5 nhóm: Nhóm 1 (đạt 19 tiêu chí) có 4 xã, chiếm 2,88%; nhóm 2 (đạt từ 15 - 18 tiêu chí) có 7 xã, chiếm 5,03%; nhóm 3 (đạt từ 10 - 14 tiêu chí) có 24 xã, chiếm 17,26%; nhóm 4 (đạt từ 5 - 9 tiêu chí) có 95 xã, chiếm 68,34% và nhóm 5 (dưới 5 tiêu chí) có 9 xã, chiếm 6,47%. Bình quân số tiêu chí đạt được tính đến nay là 8,79 tiêu chí/xã, tăng 3,32 tiêu chí so với năm 2011. Trong đó, số tiêu chí đạt được bình quân tại 11 xã điểm là 16,72 tiêu chí/xã và bình quân của 30 xã chỉ đạo xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 là 12,37 tiêu chí/xã.
Nét nổi bật trong kết quả xây dựng NTM của tỉnh là nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, góp công lao động nâng cấp giao thông nông thôn, các công trình công cộng (đã huy động được trên 309 tỉ đồng, 1.200 ngày công và dân hiến 524.017 mét vuông đất, hoa màu, vật kiến trúc...). Người dân còn tự tu sửa nơi ở, tường rào, tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ ở xóm, ấp… Qua đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện.
Tuy nhiên, xây dựng NTM ở Tiền Giang cũng còn một số hạn chế: Một số xã còn biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào trên; có địa phương lại nghiêng về việc triển khai các chỉ tiêu đầu tư hạ tầng, chưa tập trung cao khâu tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường nông thôn. Việc huy động nguồn vốn lồng ghép và ngân sách địa phương phân bổ cho các xã còn rất hạn chế (hiện tại chỉ tập trung hỗ trợ cho các xã điểm và một phần cho các xã diện)... Mục tiêu từ nay đến cuối năm, Tiền Giang tập trung xây dựng 19 xã cơ bản đạt chuẩn NTM (mức độ hoàn thành các tiêu chí ít nhất 80% trở lên), có thêm ít nhất 7 xã được công nhận xã NTM...
Nét nổi bật trong kết quả xây dựng NTM của tỉnh là nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, góp công lao động nâng cấp giao thông nông thôn, các công trình công cộng (đã huy động được trên 309 tỉ đồng, 1.200 ngày công và dân hiến 524.017 mét vuông đất, hoa màu, vật kiến trúc...). Người dân còn tự tu sửa nơi ở, tường rào, tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ ở xóm, ấp… Qua đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện.
Tuy nhiên, xây dựng NTM ở Tiền Giang cũng còn một số hạn chế: Một số xã còn biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào trên; có địa phương lại nghiêng về việc triển khai các chỉ tiêu đầu tư hạ tầng, chưa tập trung cao khâu tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường nông thôn. Việc huy động nguồn vốn lồng ghép và ngân sách địa phương phân bổ cho các xã còn rất hạn chế (hiện tại chỉ tập trung hỗ trợ cho các xã điểm và một phần cho các xã diện)... Mục tiêu từ nay đến cuối năm, Tiền Giang tập trung xây dựng 19 xã cơ bản đạt chuẩn NTM (mức độ hoàn thành các tiêu chí ít nhất 80% trở lên), có thêm ít nhất 7 xã được công nhận xã NTM...
Theo: laodong.com.vn