1 triệu tỷ đồng để đầu tư xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 20/10/2015 22:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Mục tiêu cụ thể đặt ra của Chương trình đến năm 2020 là phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: thu nhập tăng 1,8 lần so với năm 2015, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Ông Vinh cũng đưa ra con số tổng mức vốn đầu tư của chương trình dự kiến khoảng 1.000.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách TƯ hỗ trợ trực tiếp là 120.000 tỷ đồng; lồng ghép với các chương trình, dự án khác là 80.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng và huy động các nguồn lực khác 670.000 tỷ đồng.
Do nguồn lực có hạn, ngân sách TƯ bố trí cho Chương trình 40.000 tỷ đồng, trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tìm mọi cách để huy động các nguồn lực, trong đó có ngân sách TƯ để hỗ trợ tối đa thực hiện chương trình.
Ngoài nguồn vốn trên, trong giai đoạn 2016 – 2020 còn nhiều chương trình, dự án khác có liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới như các Chương trình mục tiêu: Phát triển kinh tế - xã hội các vùng; Phát triển kinh tế thủy sản bền vững; Phát triển lâm nghiệp bền vững; Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số; Y tế - Dân số; Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; Quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm...
Ngoài ra, Chính phủ còn huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; các địa phương sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương cho quản lý và sử dụng đất lúa (khoảng 17.000 tỷ đồng); một phần nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Kết thúc báo cáo, ông Vinh đề xuất, trên cơ sở xem xét toàn diện các vấn đề theo quy định, Chính phủ kiến nghị Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 10 thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài ra, do các dự án đầu tư thuộc chương trình có quy mô nhỏ, đầu tư phân tán và có sự tham gia đóng góp của người dân, đề nghị cho phép các dự án của Chương trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù do Thủ tướng Chính phủ qui định.
Tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả
Tiếp đó, trong báo cáo thẩm tra tổng kết tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách thống nhất với dự kiến về các mục tiêu cụ thể của CTMTQG xây dựng nông thôn mới thể hiện trong Báo cáo của Chính phủ.
Qua triển khai thực hiện giai đoạn vừa qua, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, các quy định về tiêu chí nông thôn mới hiện hành có những mặt tích cực, phù hợp song cũng có mặt về điều kiện, hoàn cảnh, cân đối vốn, trật tự ưu tiên chưa thực sự phù hợp.
"Trong giai đoạn mới, hệ thống tiêu chí phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020. Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chí hiện hành, phân kỳ đầu tư, ưu tiêu tập trung đầu tư đối với một số nội dung cấp thiết trong giai đoạn 2016-2020 liên quan đến hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất; tập trung đầu tư cho các địa phương còn chưa hoàn thành các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối, bố trí vốn, hoàn thành dứt điểm các hạng mục đầu tư theo từng giai đoạn, khả thi trong thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả" - ông Hiển nhấn mạnh
Ông Vinh cũng đưa ra con số tổng mức vốn đầu tư của chương trình dự kiến khoảng 1.000.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách TƯ hỗ trợ trực tiếp là 120.000 tỷ đồng; lồng ghép với các chương trình, dự án khác là 80.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng và huy động các nguồn lực khác 670.000 tỷ đồng.
Do nguồn lực có hạn, ngân sách TƯ bố trí cho Chương trình 40.000 tỷ đồng, trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tìm mọi cách để huy động các nguồn lực, trong đó có ngân sách TƯ để hỗ trợ tối đa thực hiện chương trình.
Ngoài nguồn vốn trên, trong giai đoạn 2016 – 2020 còn nhiều chương trình, dự án khác có liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới như các Chương trình mục tiêu: Phát triển kinh tế - xã hội các vùng; Phát triển kinh tế thủy sản bền vững; Phát triển lâm nghiệp bền vững; Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số; Y tế - Dân số; Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; Quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm...
Ngoài ra, Chính phủ còn huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; các địa phương sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương cho quản lý và sử dụng đất lúa (khoảng 17.000 tỷ đồng); một phần nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Kết thúc báo cáo, ông Vinh đề xuất, trên cơ sở xem xét toàn diện các vấn đề theo quy định, Chính phủ kiến nghị Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 10 thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài ra, do các dự án đầu tư thuộc chương trình có quy mô nhỏ, đầu tư phân tán và có sự tham gia đóng góp của người dân, đề nghị cho phép các dự án của Chương trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù do Thủ tướng Chính phủ qui định.
Tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả
Tiếp đó, trong báo cáo thẩm tra tổng kết tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách thống nhất với dự kiến về các mục tiêu cụ thể của CTMTQG xây dựng nông thôn mới thể hiện trong Báo cáo của Chính phủ.
Qua triển khai thực hiện giai đoạn vừa qua, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, các quy định về tiêu chí nông thôn mới hiện hành có những mặt tích cực, phù hợp song cũng có mặt về điều kiện, hoàn cảnh, cân đối vốn, trật tự ưu tiên chưa thực sự phù hợp.
"Trong giai đoạn mới, hệ thống tiêu chí phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020. Do đó, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chí hiện hành, phân kỳ đầu tư, ưu tiêu tập trung đầu tư đối với một số nội dung cấp thiết trong giai đoạn 2016-2020 liên quan đến hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất; tập trung đầu tư cho các địa phương còn chưa hoàn thành các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối, bố trí vốn, hoàn thành dứt điểm các hạng mục đầu tư theo từng giai đoạn, khả thi trong thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, kém hiệu quả" - ông Hiển nhấn mạnh