An Giang tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ ba - 30/07/2013 03:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang, sau 3 năm triển khai, chương trình đạt kết quả khả quan. 108 xã trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới còn ở mức dưới 5 tiêu chí thì nay đã đạt cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ dân chưa hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới; một số địa phương còn trông chờ vào ngân sách nhà nước. Do An Giang nằm trong khu vực đặc thù của vùng đất mềm Đồng bằng sông Cửu Long nên xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi đó nhiều công trình cấp thiết, thuộc diện đầu tư của ngân sách nhà nước như đường giao thông, nhà văn hóa, hệ thống điện, nước, xử lý rác thải đang thiếu vốn trầm trọng nên chưa triển khai được.
Đặc biệt, tiêu chí về thu nhập cá nhân, đến năm 2015, xã nông thôn mới phải đạt 29 triệu đồng/người/năm theo qui định đối với địa bàn nông thôn An Giang là khó thực hiện.
Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang cho biết: An Giang hiện có 154 xã, phường, thị trấn. Để xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, Ban Chỉ đạo chương trình đã chủ động chọn 17 xã điểm hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015. Đạt được mục tiêu này, tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; điều chỉnh, bổ sung các xã thực hiện tốt, có tiềm lực đưa vào diện xã điểm như Thoại Giang (huyện Thoại Sơn), Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên).
Tỉnh cũng rà soát chọn ưu tiên các công trình bức xúc có qui mô vừa phải, kỹ thuật đơn giản để đầu tư trước; chỉ đạo các địa phương xây dựng nông thôn mới gắn với các phong trào thi đua “Dân vận khéo” phát huy dân chủ cơ sở, “Công trình tuổi trẻ thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi xây dựng nông thôn mới".
Tỉnh khẳng định, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và toàn dân chung tay thực hiện để thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân, giảm nhanh khoảng cách giữa thành thị và nông thôn./.
Đặc biệt, tiêu chí về thu nhập cá nhân, đến năm 2015, xã nông thôn mới phải đạt 29 triệu đồng/người/năm theo qui định đối với địa bàn nông thôn An Giang là khó thực hiện.
Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang cho biết: An Giang hiện có 154 xã, phường, thị trấn. Để xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, Ban Chỉ đạo chương trình đã chủ động chọn 17 xã điểm hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015. Đạt được mục tiêu này, tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; điều chỉnh, bổ sung các xã thực hiện tốt, có tiềm lực đưa vào diện xã điểm như Thoại Giang (huyện Thoại Sơn), Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên).
Tỉnh cũng rà soát chọn ưu tiên các công trình bức xúc có qui mô vừa phải, kỹ thuật đơn giản để đầu tư trước; chỉ đạo các địa phương xây dựng nông thôn mới gắn với các phong trào thi đua “Dân vận khéo” phát huy dân chủ cơ sở, “Công trình tuổi trẻ thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi xây dựng nông thôn mới".
Tỉnh khẳng định, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và toàn dân chung tay thực hiện để thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân, giảm nhanh khoảng cách giữa thành thị và nông thôn./.
Thu Trang
Theo tamnhin.net
Theo tamnhin.net