Diện mạo nông thôn mới ở huyện Thanh Oai
- Thứ sáu - 30/11/2012 19:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Báo cáo số 01-BC/BCĐ sơ kết thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội và Chương trình số 07-CTr của Huyện ủy Thanh Oai về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nhân dân, huyện đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, song cũng đặt ra nhiều thách thức.
Về nông nghiệp, năng xuất lúa vụ xuân đạt 65tạ/ha, vụ mùa đạt 60tạ/ha. Tổng giá trị ngành trồng trọt năm 2012 ước đạt 247 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2011. Nông nghiệp là một trong những hướng đi chính của huyện, do đó, để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, huyện đã hỗ trợ 50% giá một số giống lúa có năng suất, chất lượng cao cho vụ xuân và vụ mùa, như giống BC15, TBR36, TBR45, RVT, HYT100, Khang dân, Bắc thơm, nếp… với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí mua thuốc diệt chuột, thước trừ sâu cấp cho các xã với hơn 2 tỷ đồng.
Từ đó, đã có nhiều mô hình ở các xã phát triển, đạt kết quả tốt, như xã: Thanh Văn, Tam Hưng có quy mô 200ha/vụ/xã. Các xã: Bình Minh, Hồng Dương, Dân Hòa, Tân Ước quy mô 100ha/vụ/xã. Tổng diện tích áp dụng cho mô hình ở các xã là hơn 800ha, chiếm 10% diện tích cấy lúa của huyện. Đặc biệt, đáng ghi nhận như ở xã Tân Ước thực hiện cánh đồng mẫu lớn với 100ha; mô hình nếp cái hoa vàng ở Tam Hưng với năng suất đạt gấp hơn 2,5 lần so với cấy lúa thường.
Bên cạnh đó, các kế hoạch về cây màu, các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2011. Theo đó, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 ước đạt 571.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2011.
Những kết quả đạt được là tiền đề để huyện Thanh Oai triển khai mạnh mẽ các tiêu chí chương trình xây dựng NTM và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo đó, Đề án xây dựng NTM cấp huyện được phê duyệt tại Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND, từ cơ sở này, hiện 20/20 xã đã được UBND huyện Thanh Oai có QĐ phê duyệt Đề án xây dựng NTM và đến tháng 11-2012 đã có 20/20 xã lập xong đồ án quy hoạch xã NTM và được HĐND các xã thông qua, báo cáo UBND huyện phê duyệt.
Đối với xã Hồng Dương (xã điểm xây dựng NTM của TP) đến nay đã cơ bản đạt 17/19 tiêu chí, bao gồm: Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ nông thôn, Bưu điện và Nhà ở dân cư, Thu nhập, Hộ nghèo, Tỷ lệ lao động có việc làm, Hình thức tổ chức sản xuất, Giao dục, Y tế, Văn hóa, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, ANTT xã hội. Còn lại hai tiêu chí là Chợ nông thôn và Môi trường phấn đấu hoàn thành năm 2013.
Trên cơ sở đạt được các kế hoạch đã đề ra, mục tiêu được Huyện ủy Thanh Oai phấn đấu hết năm 2012 có 15/20 xã đạt và cơ bản đạt dưới 10 tiêu chí; 3/20 xã đạt và cơ bản đạt 10-13 tiêu chí. “Địa phương, đơn vị nào biết phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động nguồn lực của toàn dân chung tay xây dựng NTM thì tiến độ xây dựng NTM ở địa phương đó được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả” - bài học được Huyện ủy Thanh Oai nhấn mạnh trong Báo cáo sơ kết.
Ngoài những kết quả đạt được từ chương trình xây dựng NTM, Huyện ủy Thanh Oai cũng nhấn mạnh kiến nghị TP: “Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ TP xuống cơ sở… tuyên truyền các gương điển hình, cách làm hay” - Báo cáo nêu, đồng thời kiến nghị: “TP sớm hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các xã giai đoạn 1... Đối với nguồn vốn xã hội hóa, đề nghị TP nghiên cứu có hướng dẫn cụ thể để nguồn vốn này được đưa vào chương trình 100% giá trị, không phải nộp thuế”.
Đánh giá về các khó khăn khi triển khai NTM tại huyện Thanh Oai, bà Đỗ Thị Kim Dung, Phó phòng Kinh tế huyện cho biết, nhìn chung tình trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế như nhiều địa phương khác, khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện Thanh Oai là nguồn vốn. “Các xã cũng trông chờ khá nhiều vào kinh phí từ đấu giá đất, do kinh tế suy thoái, khâu này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. - bà nói. Chúng tôi cũng đánh giá công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng NTM. Có thành công hay không, công tác này là then chốt” - đại diện Phòng Kinh tế huyện nói thêm.
Quang Minh
Về nông nghiệp, năng xuất lúa vụ xuân đạt 65tạ/ha, vụ mùa đạt 60tạ/ha. Tổng giá trị ngành trồng trọt năm 2012 ước đạt 247 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2011. Nông nghiệp là một trong những hướng đi chính của huyện, do đó, để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, huyện đã hỗ trợ 50% giá một số giống lúa có năng suất, chất lượng cao cho vụ xuân và vụ mùa, như giống BC15, TBR36, TBR45, RVT, HYT100, Khang dân, Bắc thơm, nếp… với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí mua thuốc diệt chuột, thước trừ sâu cấp cho các xã với hơn 2 tỷ đồng.
Ngoài thế mạnh nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng là hướng đi của Thanh Oai trong xây dựng NTM. Ảnh: V.Giang
Từ đó, đã có nhiều mô hình ở các xã phát triển, đạt kết quả tốt, như xã: Thanh Văn, Tam Hưng có quy mô 200ha/vụ/xã. Các xã: Bình Minh, Hồng Dương, Dân Hòa, Tân Ước quy mô 100ha/vụ/xã. Tổng diện tích áp dụng cho mô hình ở các xã là hơn 800ha, chiếm 10% diện tích cấy lúa của huyện. Đặc biệt, đáng ghi nhận như ở xã Tân Ước thực hiện cánh đồng mẫu lớn với 100ha; mô hình nếp cái hoa vàng ở Tam Hưng với năng suất đạt gấp hơn 2,5 lần so với cấy lúa thường.
Bên cạnh đó, các kế hoạch về cây màu, các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2011. Theo đó, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 ước đạt 571.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2011.
Những kết quả đạt được là tiền đề để huyện Thanh Oai triển khai mạnh mẽ các tiêu chí chương trình xây dựng NTM và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo đó, Đề án xây dựng NTM cấp huyện được phê duyệt tại Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND, từ cơ sở này, hiện 20/20 xã đã được UBND huyện Thanh Oai có QĐ phê duyệt Đề án xây dựng NTM và đến tháng 11-2012 đã có 20/20 xã lập xong đồ án quy hoạch xã NTM và được HĐND các xã thông qua, báo cáo UBND huyện phê duyệt.
Đối với xã Hồng Dương (xã điểm xây dựng NTM của TP) đến nay đã cơ bản đạt 17/19 tiêu chí, bao gồm: Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ nông thôn, Bưu điện và Nhà ở dân cư, Thu nhập, Hộ nghèo, Tỷ lệ lao động có việc làm, Hình thức tổ chức sản xuất, Giao dục, Y tế, Văn hóa, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, ANTT xã hội. Còn lại hai tiêu chí là Chợ nông thôn và Môi trường phấn đấu hoàn thành năm 2013.
Trên cơ sở đạt được các kế hoạch đã đề ra, mục tiêu được Huyện ủy Thanh Oai phấn đấu hết năm 2012 có 15/20 xã đạt và cơ bản đạt dưới 10 tiêu chí; 3/20 xã đạt và cơ bản đạt 10-13 tiêu chí. “Địa phương, đơn vị nào biết phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động nguồn lực của toàn dân chung tay xây dựng NTM thì tiến độ xây dựng NTM ở địa phương đó được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả” - bài học được Huyện ủy Thanh Oai nhấn mạnh trong Báo cáo sơ kết.
Ngoài những kết quả đạt được từ chương trình xây dựng NTM, Huyện ủy Thanh Oai cũng nhấn mạnh kiến nghị TP: “Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ TP xuống cơ sở… tuyên truyền các gương điển hình, cách làm hay” - Báo cáo nêu, đồng thời kiến nghị: “TP sớm hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các xã giai đoạn 1... Đối với nguồn vốn xã hội hóa, đề nghị TP nghiên cứu có hướng dẫn cụ thể để nguồn vốn này được đưa vào chương trình 100% giá trị, không phải nộp thuế”.
Đánh giá về các khó khăn khi triển khai NTM tại huyện Thanh Oai, bà Đỗ Thị Kim Dung, Phó phòng Kinh tế huyện cho biết, nhìn chung tình trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế như nhiều địa phương khác, khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện Thanh Oai là nguồn vốn. “Các xã cũng trông chờ khá nhiều vào kinh phí từ đấu giá đất, do kinh tế suy thoái, khâu này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. - bà nói. Chúng tôi cũng đánh giá công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng NTM. Có thành công hay không, công tác này là then chốt” - đại diện Phòng Kinh tế huyện nói thêm.
Quang Minh
Theo Pháp luật & Xã hội -