Đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương khảo sát, tìm hiểu xây dựng mô hình xử lý rải thải, nước thải hộ gia đình tại Hà Tĩnh
- Chủ nhật - 05/05/2019 09:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đoàn đã đến khảo sát mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước thải đầu nguồn tại các hộ dân thôn Tân Đông xã Thạch Điền và thôn La Xá, Thạch Lâm, huyện Thạch Hà; mô hình được Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm ứng dụng KHCN Hà Tĩnh triển khai, đây là sự kết hợp của việc ứng dụng khoa học công nghệ với thực tiễn nhằm đồng bộ kỹ thuật và quản lý mang lại hiệu quả thiết thực, giảm ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
Đoàn đến khảo sát, tìm hiểu mô hình xử lý nước thải tại thôn Tân Đông, xã Thạch Điền... |
Chia sẻ với Đoàn công tác trung ương ông Hoàng Văn Bác, thôn Tân Đông, xã Thạch Điền - hộ trực tiếp thực hiện mô hình cho biết: “Từ khi thực hiện mô hình này nước thải, rác thải được xử lý triệt để, vì vậy không chỉ giảm ô nhiễm môi trường cho gia đình mà còn mang lại nguồn phân bón vi sinh để bón cho cây trồng, tạo ra sản phẩm sạch, hướng tới xây dựng vùng nông thôn trở thành khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp”.
.. tại thôn La Xá, xã Thạch Lâm... |
Theo đánh giá của các thành viên đoàn công tác Trung ương đây là mô hình hiệu quả, thiết thực trong khu vực nông thôn, đặc biệt việc phân loại rác, xử lý rác, nước thải đầu nguồn sẽ góp phần giảm áp lực rác tại các bãi trung chuyển, bãi rác của xã, huyện và giảm chi phí xử lý, tiết kiệm thời gian, tạo môi trường xanh sạch đẹp trong khu dân cư.
Qua kiểm tra thực tế Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến cho rằng, mục tiêu của đoàn và Văn phòng điều phối NTM Trung ương qua đợt khảo sát thực tế lần này để lựa chọn, xác định mô hình phân loại, xử lý rác thải, nước thải khu vực nông thôn, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương qua đó, tham mưu Ban chỉ đạo NTM Trung ương quan điểm chỉ đạo, hoạch định chính sách giai đoạn tới tại các địa phương thời nhằm giải quyết môi trường nông thôn; thành công của mô hình này sẽ đưa vào 1 nội dung trong bộ tiêu quốc gia; tiếp tục nghiên cứu, có thể mời chuyên gia của Trung ương, chuyên gia quốc tế để hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng mô hình điểm, trong đó tư vấn, hướng dẫn việc thiết kế phù hợp thực tiễn.
Trước đó, Đoàn kiểm tra, khảo sát trực tiếp một số mô hình sản xuất, chế biến thủy sản tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương, xã Kỳ Xuân và HTX chế biến thủy sản Trung Khang, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh. Tại các điểm sản xuất tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm đoàn đã nghe Lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ giới thiệu quy trình bằng năng lượng mặt trời chế biến nước mắm, nhờ đó giảm thời gian sản xuất nước mắm, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó hướng tới việc tham gia chương trình OCOP như nước mắm Phú Khương đã được khách hàng nhiều nơi biết đến, sản lượng tiêu thụ tăng hơn so với trước đây.
Đoàn thăm mô hình sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời tại HTX Phú Khương (xã Kỳ Xuân)... |
Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến cho rằng, các mô hình sản xuất nước mắm đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng, bước đầu phát huy giá trị kinh tế, khai thác tiềm năng lợi thế địa phương, góp phần thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến đề nghị ngoài việc giám sát chất lượng các sản phẩm trong chương trình OCOP, cần quan tâm hỗ trợ các đơn vị thiết kế, in ấn nhãn mác để thu hút khách hàng thông tin truy xuất nguồn gốc thể hiện chất lượng, giá trị sản phẩm,…
Tiến Dũng