Đổi thay từ hạ tầng
- Thứ sáu - 09/08/2013 22:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đến nay, đã có 83,5% tổng số xã trên cả nước có quy hoạch được phê duyệt, cơ sở hạ tầng phát triển. Ông Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)- cho biết: Chương trình MTQG XD NTM đang được thực hiện tại 9.052 xã. Sau 3 năm, cơ sở hạ tầng các xã đã có sự chuyển biến rõ rệt với tổng kinh phí đầu tư 30.180 tỷ đồng cho trên 9.000 hạng mục công trình. Trong đó, đã nâng cấp, mở mới khoảng 38.000 km đường giao thông; 15.000 km kênh mương… Một số mô hình xây dựng NTM đã có hiệu quả ban đầu như: Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang, sau đó lan rộng ra các địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía; mô hình dồn điền đổi thửa gắn với cơ giới hóa nông nghiệp ở Thái Bình, Nam Định; mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, kết quả phát triển sản xuất trong xây dựng NTM còn hạn chế. TS. Đặng Kim Sơn- Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược (Bộ NN&PTNT)- cho hay: Trong số 19 tiêu chí NTM, nổi lên một số nội dung quan trọng nhưng khó đạt là phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Để đạt được những tiêu chí này, theo TS. Đặng Kim Sơn, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn chặt với chương trình phát triển nông thôn là lĩnh vực chính cần ưu tiên hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đào tạo nghề, tiếp thị và phát triển thị trường sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.
Tuy nhiên, kết quả phát triển sản xuất trong xây dựng NTM còn hạn chế. TS. Đặng Kim Sơn- Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược (Bộ NN&PTNT)- cho hay: Trong số 19 tiêu chí NTM, nổi lên một số nội dung quan trọng nhưng khó đạt là phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Để đạt được những tiêu chí này, theo TS. Đặng Kim Sơn, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn chặt với chương trình phát triển nông thôn là lĩnh vực chính cần ưu tiên hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đào tạo nghề, tiếp thị và phát triển thị trường sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.