Gỡ rào cản để doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM
- Chủ nhật - 25/08/2013 04:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hôm qua (23.8), Phòng Công nghiệp và Thương mại VN (VCCI) đã tổ chức Diễn đàn về "Phát huy vai trò của DN trong xây dựng NTM".
Nhiều doanh nghiệp tại xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, Quảng Ninh góp sức xây dựng NTM tại địa phương.
Tồn tại nhiều rào cản
Bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI cho biết, với thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay, muốn phát huy hiệu quả các mô hình sản xuất, tăng hàm lượng "chất xám", hoặc đưa KHCN vào sản xuất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, thì không thể thiếu vai trò của DN. Tuy nhiên, hiện các DN vẫn gặp không ít rào cản. Ông Ngô Tiến Dũng - Tổng Thư ký Hiệp hội các DN ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nêu thực tế: DN hiện đang rất ngại đầu tư vào nông nghiệp do sợ gặp rủi ro, thu hồi vốn chậm. Trong khi đó, các cơ chế chính sách đến với DN lại quá ít và chưa thực chất...
Ông Ngô Tiến Dũng cũng cho rằng, sở dĩ ngành chăn nuôi bò sữa ở VN chưa phát triển là do thiếu bàn tay của DN trong việc giúp nông dân ứng dụng công nghệ cao. “Để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, tạo đà cho phát triển NTM thì Bộ NNPTNT cần kiến nghị Chính phủ ban hành những chính sách khác biệt trong vòng 3-5 năm, như thế các DN mới sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này” - ông Dũng nói.
Không thể “nói suông”
Ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare VN cũng cho rằng, để lôi kéo được các DN tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì không thể "nói suông", mà cần có các điều kiện thông thoáng, cụ thể để DN góp sức vào xây dựng NTM. Nhà nước cần gỡ bỏ bớt các pháp lệnh, quy định, thông tư rườm rà để tạo sân chơi rộng mở cho DN. Đồng tình với những ý kiến của DN, ông Ngô Tiến Dũng cho rằng: "Khi áp dụng công nghệ, DN phải được giao ít nhất 70% đất sạch để thực hiện dự án và Nhà nước có chính sách hỗ trợ DN cả về đào tạo nông dân, giải quyết lao động dư thừa trong quá trình DN tích tụ ruộng đất".
Ghi nhận những kiến nghị trên, ông Nguyễn Tấn Hinh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NNPTNT) cho biết, sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách, trong đó, DN ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế thu nhập DN đến giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu. "Điều quan trọng là các cơ chế chính sách phải tạo động lực, điểm nhấn để DN đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn" – ông Lê Đức Thịnh-Trưởng bộ môn Thể chế nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT) nhấn mạnh.
Không thể “nói suông”
Ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare VN cũng cho rằng, để lôi kéo được các DN tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì không thể "nói suông", mà cần có các điều kiện thông thoáng, cụ thể để DN góp sức vào xây dựng NTM. Nhà nước cần gỡ bỏ bớt các pháp lệnh, quy định, thông tư rườm rà để tạo sân chơi rộng mở cho DN. Đồng tình với những ý kiến của DN, ông Ngô Tiến Dũng cho rằng: "Khi áp dụng công nghệ, DN phải được giao ít nhất 70% đất sạch để thực hiện dự án và Nhà nước có chính sách hỗ trợ DN cả về đào tạo nông dân, giải quyết lao động dư thừa trong quá trình DN tích tụ ruộng đất".
''Khi áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, DN phải được giao ít nhất 70% đất sạch để thực hiện dự án”. |
Ghi nhận những kiến nghị trên, ông Nguyễn Tấn Hinh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ NNPTNT) cho biết, sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách, trong đó, DN ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế thu nhập DN đến giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu. "Điều quan trọng là các cơ chế chính sách phải tạo động lực, điểm nhấn để DN đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn" – ông Lê Đức Thịnh-Trưởng bộ môn Thể chế nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT) nhấn mạnh.
Nguồn: danviet.vn